Học tập đạo đức HCM

Sản xuất gạo: "Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc"

Chủ nhật - 06/10/2013 02:16
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đưa ra đề xuất này và đề nghị cần chuyển đổi 2 triệu m2 đất trồng lúa sang trồng cây khác.

 

Về chuyện tái cơ cấu nông nghiệp, một bài toán quan trọng được bàn thảo nhiều là làm sao để tăng thu nhập và mức sống cho nông dân. Nhưng tăng bằng cách nào? Phóng viên VOV online phỏng vấn nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, người từng có nhiều năm là “tư lệnh” ngành nông nghiệp nước nhà và từng chèo lái nền nông nghiệp gặt hái được nhiều thành quả quan trọng.

PV: Thưa ông, theo quan sát của ông, thực trạng nền nông nghiệp, đời sống nông dân và bộ mặt nông thôn Việt Nam hiện nay như thế nào?

Ông Nguyễn Công Tạn: Nếu về thành tựu, tính từ Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị từ năm 1988 đến nay, đời sống nông dân, nông thôn có bước chuyển biến đáng kể. Nông dân đã đủ ăn, không thiếu đói như trước; những điều kiện về môi trường nông thôn qua xây dựng nông thôn mới đã giúp bộ mặt nông thôn thay đổi về căn bản. Đến nay, hều hết các xã có đường kiên cố, có đủ trạm xá, có chợ; con cái nông dân được học hành; được tiếp cận được điện, nước sạch, truyền thông hiện đại… Đó là bước đổi đời của nông dân.

Sản xuất gạo: `Chỉ cần đủ ăn và dư 20% để phòng bất trắc`
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn

Nhưng hiện nay, bên cạnh thành tựu, chúng ta thấy đã có những mâu thuẫn mới. Khoảng cách đời sống giữa người dân thành thị và nông thôn ngày càng giãn ra. Trong nông thôn, đời sống người trồng lúa và người trồng cây công nghiệp, người chăn nuôi bò sữa chênh nhau rất lớn. Nông dân miền núi và miền xuôi cũng cách xa về thu nhập. Đây là điều rất đáng lo ngại.

Đơn cử, GDP bình quân đầu người làm nông nghiệp chỉ 200 USD/người/năm, trong khi GDP bình quân toàn quốc là 1.600 USD/người/năm, có tới 47% nông dân trả lời không hài lòng với cuộc sống hiện nay. Có một số nơi, nông dân bỏ đất, thậm chí bỏ làng để đi tìm kế sinh nhai nơi khác. Đó là điều đáng báo động chúng ta.

Đời sống nông dân nói chung là như vậy, đời sống của những người trồng lúa càng khó khăn hơn. Lúc làm ra không có lãi hoặc lãi rất ít. Cho nên, nghề trồng lúa dù đã đạt thành tựu to lớn, nhưng chính lúc này, người trồng lúa lại có đời sống thấp nhất so với nông dân làm các nghề khác.

PV: Vậy theo ông, điều gì đẩy nông dân, nông nghiệp đến thực trạng đó?

Ông Nguyễn Công Tạn: Trước đây, nước ta có tới 4 thập kỷ đói triền miên, những năm đó toàn phải nhập khẩu gạo, nên từ nhà lãnh đạo đến nông dân đều lo thiếu gạo. Vì vậy, Đảng, Nhà nước ta đã tập trung phát triển nông nghiệp, sau Nghị quyết 10 (Nghị quyết của Bộ Chính trị số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp, ngày 5/4/1988), là phát triển sản xuất toàn diện, lấy trục trung tâm là phát triển lúa gạo. Coi đó là bảo bối về an ninh lương thực để ổn định và phát triển đất nước.

Với tư duy cứng nhắc như vậy đã làm cho chúng ta xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả. Bây giờ cần phải nhìn nhận, đánh giá lại.

PV: Như ông nói, do tư duy, vậy trong tái cơ cấu nông nghiệp đang đặt ra, nên chăng việc đầu tiên là phải tái cơ cấu tư duy nhà quản lý và cả tư duy người nông dân trực tiếp lao động sản xuất trên ruộng đồng, thưa ông?

Ông Nguyễn Công Tạn: Đúng. Theo tôi, Nghị quyết 10 là bước nhảy vọt về tư duy thời đó. Đó là đã trả lại quyền tự chủ về ruộng đất tới cho nông dân. Nó tạo động lực vào thời gian đó. Đến nay, động lực đó đã khai thác hết. Do đó, cần phải tìm động lực mới. Đó là phải thay đổi hẳn cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay trên cơ sở tư duy đổi mới về căn bản.

PV: Theo ông, với tư duy mới đó, chúng ta phải nhìn nhận vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn như thế nào trong nền kinh tế-xã hội?

Ông Nguyễn Công Tạn: Tái cơ cấu nông nghiệp phải đặt ra mục tiêu mới. Mục tiêu trước đây là xoay quanh trục an ninh lương thực. Lần này, theo tôi, phải khác hẳn. Đó là phải phát triển nền nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh xoay quanh trục phát triển các ngành hàng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản có lợi thế, có ổn định cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho nông dân, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

PV: Trong trọng tâm của nền nông nghiệp nước nhà có 2 câu chuyện rất lớn là nuôi con gì và trồng cây gì. Theo ông, cần phải lái việc nuôi và trồng này theo hướng như thế nào?

Ông Nguyễn Công Tạn: Điều đáng buồn là hiện nay doanh thu từ nông, lâm nghiệp với những con số như: Tổng doanh thu ngành nông nghiệp từ đất tính bình quân chỉ được 50 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, ngành nông nghiệp đạt 80 triệu đồng/ha/năm, thủy sản đạt 120 triệu đồng/ha/năm, ngành lâm nghiệp chỉ được 3,4 triệu đồng/ha/năm. Cho nên, người nông dân làm lúa và người trồng rừng là nghèo nhất hiện nay.

Bây giờ tư duy thay đổi là phải chọn những ngành hàng, sản phẩm có hiệu quả, và bằng khoa học công nghệ mới để nâng cao hiệu quả đất đai. Từ đó, nông dân có thể sống được bằng nghề nông. Nông dân làm nghề gì sống được bằng nghề ấy thì họ mới yên tâm. Đó là nền tảng căn bản để phát triển nông nghiệp bền vững.

Về cây gì, con gì là câu hỏi muôn thuở của người dân. Trong cơ cấu ấy, đôi khi chúng ta áp đặt, kể cả những lúc làm cây này, cây kia không có lợi. Chúng ta cũng chưa có điều kiện thông thoáng để dân tự chọn đối tượng của mình. Cho nên, vừa chưa tìm được đối tượng hiệu quả, đồng thời vừa phải làm đối tượng ít hiệu quả. Đó là nghịch lý.

Vậy nên, về chuyện trồng cây gì, nuôi con gì cần hướng tới, theo tôi: Thứ nhất, sản xuất lúa gạo không đi theo hướng trước đây nữa. Trước đây, là làm ra càng nhiều gạo thì hiệu quả càng kém; xuất khẩu càng nhiều thì dân càng ít lãi, Nhà nước cũng được rất ít lợi ích. Xuất khẩu gạo được 3,5 tỷ USD thì phải nhập 3,4 tỷ USD thức ăn chăn nuôi. Đó là điểm thiếu tính toán.

Bây giờ, theo tôi, gạo chỉ cần sản xuất đủ ăn và có dư 20% để đề phòng thiên tai, bất trắc ngoài dự báo, khi cần dùng chỗ này để lo cho dân, khi không cần thì tham gia xuất khẩu thêm. Cho nên, nước ta chỉ cần 30-35 triệu tấn lúa là đủ thỏa mãn mức sống của dân sẽ tăng lên. Với mức ăn 250 kg lúa/người/năm, với dân số 100-130 triệu người trong tương lai.

Như vậy, chỉ cần 7,7 triệu ha đất gieo trồng lúa, trong đó chuyển ít nhất 2 triệu ha đất này sang trồng cây khác, còn 5,7 triệu ha gieo trồng lúa, sau này sẽ giảm thêm nữa. Số đất 2 triệu ha chuyển sang cây trồng khác, không cần tìm đâu xa, trồng ngay cây ngô và thức ăn chăn nuôi để phát triển ngành chăn nuôi nước nhà, không phục thuộc vào nguyên liệu từ thế giới nữa. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi, giảm nguyên liệu nhập khẩu của ngành thức ăn chăn nuôi.

Hơn nữa, chuyển đổi cây, con đó thì nông dân sẽ tăng thu nhập gấp 2-3 lần trồng lúa hiện nay. Khi đó, cả nông dân và nhà nước đều có lợi.

Ngoài ra, khi phải tìm ngay các cây khác để đem lại hiệu quả ngay, rồi phát triển chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp với hướng mới. Hướng mới này phải lấy tiêu chí quan trọng nhất là doanh thu trên mỗi ha phải lớn và nông dân phải có lãi./.

Xuân Thân (thực hiện)

Nguồn: vov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập414
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm411
  • Hôm nay60,358
  • Tháng hiện tại765,471
  • Tổng lượt truy cập90,828,864
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây