Học tập đạo đức HCM

Nghịch lý chuyện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

Chủ nhật - 01/10/2017 04:21
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, nhưng nhiều năm nay, hàng triệu nông dân và người chăn nuôi, chủ trang trại ở nước ta vẫn đang phải oằn lưng nuôi gia súc, gia cầm bằng nguồn thức ăn chăn nuôi (TACN) ngoại nhập trong khi giá bán TACN luôn ở mức cao, có nhiều thời điểm trở thành vấn đề nóng bỏng.

Chị Nguyễn Thị Kim Liên ngụ tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai cho biết, gia đình chị nuôi lợn khá lâu năm. Khoảng 5 năm trở về trước, việc chăn nuôi ổn định, thu nhập khá. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình vẫn thu về hơn 400 triệu đồng.

Nhờ vậy mà cuộc sống khấm khá, gia đình chị đã xây được nhà, mua được ôtô tải nhỏ. Thế nhưng, 4 năm nay do dịch bệnh, do giá lợn giảm và đáng kể nhất là giá thành TACN đắt đỏ đã khiến cho việc chăn nuôi của gia đình chị thua lỗ. "Nhiều hộ chăn nuôi khác cũng khốn đốn vì giá cả TACN”, chị Liên buồn rầu chia sẻ.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết, nước ta đứng thứ 7 trong tổng số 20 quốc gia sản xuất TACN lớn nhất thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy nước ta hằng năm vẫn phải chi khoảng 3 tỷ USD nhập khẩu TACN và nguyên liệu.

 
Người chăn nuôi điêu đứng vì giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi cao.

Mặc dù chăn nuôi lợn, gia cầm là hai mảng chiếm tỷ trọng lớn nhất của ngành chăn nuôi Việt Nam đang gặp khó khăn, phải giảm đàn, thị trường TACN có sự tăng trưởng nóng, thừa về cung nhưng lượng thức ăn gia súc và nguyên liệu nhập khẩu trong những tháng đầu năm nay vẫn tăng mạnh.

Giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 7-2017 ước đạt 258 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này 7 tháng đầu năm lên 2,03 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Thống kê cho thấy, năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 3,39 tỷ USD TACN và nguyên liệu. Trong đó, nhập khẩu ngô là 8,3 triệu tấn với trị giá 1,65 tỷ USD; đậu nành 1,56 triệu tấn. Sản xuất ngô trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40 - 45% nhu cầu ngô hạt phục vụ chế biến TACN. Hằng năm, Việt Nam vẫn phải chi một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu ngô hạt phục vụ nhu cầu chế biến TACN.

Theo Viện Quy hoạch thiết kế nông nghiệp, lượng ngô mà Việt Nam đang nhập khẩu tăng rất nhanh trong khi đó giá thành lại rất rẻ, giá thành trồng ngô ở nước ta từ 4.200 – 4.300 đồng/kg, và người nông dân phải bán được giá 5.000 đồng trở lên mới có lãi. Ngô hạt nhập từ Mỹ, Argentina về đến cảng của Việt Nam hiện đang được chào bán với giá 4.700 đồng/kg.

Thực tế hiện nay cho thấy, sản xuất ngô trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40-45% nhu cầu ngô hạt phục vụ chế biến TACN trong nước. Năm 2016, Việt Nam nhập khẩu 3,39 tỷ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu; trong đó, Việt Nam phải nhập khẩu 8,3 triệu tấn ngô với trị giá 1,65 tỷ USD và nhập 1,56 triệu tấn đậu nành để làm nguyên liệu chế biến TACN.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, với các nguyên liệu bắp, đậu tương, mì lát, cám gạo nguyên liệu bột cá... nếu khâu sản xuất, trồng trọt tốt có thể sử dụng dư thừa cho chế biến TACN. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những loại nguyên liệu trên vốn chiếm tới 80-70% trong công thức sản xuất thức ăn vẫn phải lệ thuộc phần lớn vào nhập khẩu.

 Trước thực trạng trên, Cục Chăn nuôi và Cục Trồng trọt từng đưa ra chủ trương kiến nghị cho giảm bớt xuất khẩu gạo để chuyển sang làm nguyên liệu sản xuất TACN. Thế nhưng đề xuất đó nhanh chóng gặp phải sự phê phán của các DN chế biến TACN bởi theo các DN này dùng gạo thay ngô sẽ không kinh tế, làm tăng giá thành sản xuất vì gạo đắt hơn ngô. Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, nếu tập trung vào sản xuất nguyên liệu TACN như đậu nành, ngô để phục vụ ngành chăn nuôi, giảm bớt nhập khẩu từ nước ngoài sẽ là không phù hợp.

Bởi Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng ở trình độ sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu. Trong khi đó các quốc gia khác đã công nghiệp hóa nông nghiệp nên họ cho ra sản lượng lớn, giá thành thấp, Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được.

Vì vậy, theo các chuyên gia, thay vì nghĩ sản xuất nhiều ngô với đậu nành để phục vụ ngành chăn nuôi, ngành Nông nghiệp Việt Nam nên tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu TACN.

Hoàng Phạm/ CAND
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Hôm nay62,993
  • Tháng hiện tại768,106
  • Tổng lượt truy cập90,831,499
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây