Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và hùng vĩ của núi rừng, vùng đất Tây Bắc còn “gây thương nhớ” cho du khách bởi những món ăn độc đáo của đồng bào người dân tộc Thái, Mông… Trong đó, ve sữa rang nước măng chua là 1 trong những món ănđược người dân nơi đây rất yêu thích và xem nó là món đặc sản đãi khách quý gần xa.
Để kiếm được những chú ve non béo tròn, bóng bẩy, bà con người Thái ở Sơn La phải đợi lúc trời vừa tối, những chú ong non mới chui lên khỏi mặt đất, thân cánh còn mềm, chưa thể bay đi xa. Lúc này, chỉ cần dùng tay là có thể dễ dàng bắt được chúng rồi thả vào chai nước muối đã pha sẵn.
“Càng ở những nơi ẩm ướt, có nhiều cây đại thụ thì càng có nhiều ve. Muốn ăn ve non hơn thì đào những đụn đất nơi ve còn nằm ở phía dưới” - bà Lò Thị Nhung (xã Chiềng Cọ, TP.Sơn La) chia sẻ.
Ve non có kích thước bằng đầu ngón tay úi, mình tròn, màu nâu hoặc xanh nhạt, thân và cánh rất mềm.
Theo bà Nhung, ve non sau khi bắt về phải tiếp tục được ngâm nước muối khoảng 1 tiếng và rửa lại vài lần để làm sạch đất và ấu trùng rồi mới đem chế biến. Gia vị để làm món ve non rang nước măng chua khá đơn giản, bao gồm nước măng chua, vài ba quả ớt, củ sả, lá chanh thái sợi và ít dầu (mỡ). Bí quyết nấu ngon nằm ở việc phải chọn được nước măng chua chuẩn – đó là loại nước màu vàng đục mùi rất nồng, được chắt ra trong quá trình ngâm củ măng tươi cùng nước suối tự nhiên.
Khác với kiểu rang thông thường là phi thơm hành mỡ rồi mới cho nguyên liệu vào xào, bà con người Thái ở đây sẽ cho ve đã rửa sạch vào 1 cái chảo lớn, đổ nước măng chua vào xâm xấp mình ve rồi đun trên lửa nhỏ cho đến lúc cạn nước. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ các mùi hôi của ve và đảm bảo chúng được nấu chín đều.
Sau khi nước cạn, người Thái mới cho mắm muối, ớt và dầu mỡ vào chảo và đảo đểu. Kinh nghiệm của người Thái là chỉ cần rang đến lúc ve chuyển sang màu nâu cánh gián, bóng bẩy, mình hơi trong là phải tắt bếp ngay. Có như vậy thì ve mới giữ được phần sữa non trong bụng, giúp món ăn ngậy hơn, và không bị xác.
Phần ve sau khi rang xong sẽ nhanh chóng trút ra đĩa rồi rắc ít lá chanh thái sợi lên trên và nhất định phải dùng khi còn nóng. Có như thế mới cảm nhận hết vị giòn tan, béo ngậy và cả mùi thơm nực của nước măng chua và lá chanh hòa quyện.
Ve non sau khi rang cùng nước măng chua sẽ giòn tan, nhai nghe rôm rốp, đặc biệt tỏa ra mùi thơm đặc trưng của sả, lá chanh và nước măng chua hòa quyện.
Với cuộc sống gắn bó chặt chẽ với núi rừng, bà con người Thái ở Sơn La từ lâu đã xem các loại côn trùng là 1 trong những nguồn thức ăn chủ yếu của mình. Họ rất quý và ưa thích chúng vì cho rằng các loại đồ ăn đến từ tự nhiên luôn luôn sạch sẽ và có lợi cho sức khỏe.
Dế, châu chấu, bọ xít, nhộng ong, ve sầu….mùa nào thức nấy, bà con nơi đây đều sáng tạo cho mình những cách nấu ngon nhất, phù hợp với từng loài và biến chúng thành những món ăn đặc sản khó quên cho vùng cao Tây Bắc.
Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã