Học tập đạo đức HCM

Sống trong hạnh phúc

Thứ tư - 08/08/2018 03:47
“Một đứa trẻ sống trong hạnh phúc sẽ tìm được tình yêu và cái đẹp”- là một trong những thực tiễn rất giản dị, chí lý về môi trường sống của trẻ mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em vừa diễn ra đã thẳng thắn cho rằng, chúng ta vẫn dễ dàng bỏ qua. Điều này cho thấy có nhiều lỗ hổng trong công tác bảo vệ trẻ em, đòi hỏi sự chung tay tận tâm hơn nữa của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.

Sống trong hạnh phúc

Nụ cười hồn nhiên của những em bé vùng cao. Ảnh: Biên Nguyễn.

Sống trong hạnh phúc là mục đích của bất kỳ ai, dù hạnh phúc trong quan niệm của mỗi người một khác nhưng điều quan trọng hạnh phúc đó giúp cho chúng ta tìm thấy được ý nghĩa để vui sống, để làm những điều tốt đẹp. Đối với một đứa trẻ mà nói điều đó như một sự hiển nhiên, vì trẻ em “như búp trên cành” càng phải được nâng niu, đùm bọc, chăm sóc, dạy dỗ trong hạnh phúc, trong tình yêu và cái đẹp. 

Vì một đứa trẻ sống trong đùm bọc sẽ biết quan tâm đến mọi người. Một đứa trẻ sống bằng lẽ phải sẽ biết được lẽ công bằng. Một đứa trẻ thường xuyên được ngợi khen sẽ biết trân trọng người khác. Một đứa trẻ thường xuyên được khích lệ sẽ trở nên tự tin. Một đứa trẻ sống trong hạnh phúc sẽ tìm được tình yêu và cái đẹp- đó là những chân lý rất đỗi giản dị mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nói, song điều giản dị ấy vẫn bị bỏ qua, đâu đó mỗi ngày…

Điều này khiến chúng tôi nhớ tới chuyến thăm thầy và trò Trung tâm Dạy nghề tư thục Đông Thuận của ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam khi đến đã trao 20 suất học bổng cho các em học sinh, học viên có hoàn cảnh khó khăn tại Trung tâm. 

Trung tâm Dạy nghề tư thục Đông Thuận được gọi bằng cái tên trừu mến là Nhà Don Bosco là một ngôi trường đặc biệt khi chỉ ưu tiên nhận những trẻ cá biệt vào học. Đó là trẻ mồ côi, trẻ em người dân tộc, trẻ em nghèo không có điều kiện đến trường cho đến trẻ bỏ học, trẻ quậy phá bố mẹ không quản lý được và những đứa trẻ bị đuổi từ các trường khác.

Ngắm nhìn hơn 200 em học sinh từ lớp 9 đến 12 ngoan ngoãn, lịch thiệp, xinh đẹp, đàn hay, múa giỏi chẳng ai có thể nghĩ, trong số đó có những đứa trẻ từng rất quậy phá, cả nhà trường và gia đình đều không quản lý được. Sau khi học xong 4 năm, từ lớp 9 đến lớp 12, số trẻ trong nhà Don Bosco Đông Thuận sẽ có bằng lái xe moto, bằng Trung cấp nghề, và bằng Tốt nghiệp phổ thông. 

Với 2 tấm bằng - bằng nghề và bằng văn hoá cho một đứa trẻ bị bỏ rơi làm hành trang bước vào đời - Trung tâm Dạy nghề tư thục Đông Thuận đã mở một cánh cửa lớn hơn để các em có việc làm hoặc liên thông lên cao đẳng và đại học. Điều ý nghĩa ấy, không phải ai cũng biết. 

Có lẽ nhiều người sẽ tự hỏi: Điều gì khiến lũ trẻ ở lại với nơi này, coi Trung tâm như mái nhà của mình? Cũng như lý giải cho việc nhà trường tuyệt đối ưu tiên chọn các em quậy phá, bỏ học hơn các em ngoan ngoãn và học giỏi, người thầy đáng kính- vị linh mục đáng trọng Vũ Kim Long, Giám đốc Trung tâm vừa âu yếm nhìn lũ trẻ vừa hỏi lại chúng tôi: Khi các trường tuyển sinh, thành phần quậy phá và bỏ học sẽ bị gạt ra đầu tiên. Vậy các em sẽ đi đâu? Làm gì? Và ai đón nhận các em, nếu không phải là Don Bosco? 

Câu hỏi cũng là câu trả lời. Dòng Saledieng Don Bosco có mặt tại Việt Nam từ năm 1952, được Giáo hội Công giáo tuyên phong danh hiệu: Cha, Thày và Bạn của giới trẻ. Bởi lẽ đó nên các linh mục dòng Don Bosco quyết dành trọn cuộc sống của mình để lo cho giới trẻ, đặc biệt thành phần trẻ nghèo và bị bỏ rơi. 

Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (năm 1990). Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đã được quy định trong văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước. 

Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được một số kết quả trong công tác bảo vệ trẻ em. Nhiều mô hình tốt, cách làm hay về bảo vệ trẻ em đang được triển khai rất hiệu quả, thiết thực.

Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt tồn tại, hạn chế. 

Chính vì vậy, Thủ tướng nêu rõ, sự quan tâm, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, tạo môi trường sống tốt, lành mạnh cho các em là một nhiệm vụ chiến lược, trọng tâm để phát triển đất nước bền vững, lâu dài. “Trẻ em là những thông điệp sống mà chúng ta gửi gắm vào tương lai”, đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp các ngành từ Trung ương đến địa phương, của mỗi cộng đồng dân cư và của mỗi gia đình.

Với quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em, phải làm mọi cách để trẻ em là những người đầu tiên được hưởng thành quả phát triển kinh tế-xã hội, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Đề án vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ chăm sóc trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. 

Người đứng đầu Chính phủ cũng đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động phong trào hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi ngay trong dịp Ngày Vì người nghèo Việt Nam năm nay -  17/10/ 2018.

Tháng cao điểm Vì người nghèo đã trở thành nhiệm vụ thường niên của người Mặt trận trong hơn 17 năm qua, bên cạnh rất nhiều những trách nhiệm khác như giám sát phản biện, lắng nghe và tổng hợp ý kiến cử tri cho đến vận động nhân dân tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước…

“Vì người nghèo” không chỉ đơn thuần là một cuộc vận động kêu gọi nhân dân ủng hộ người nghèo mà đang là đích đến để Mặt trận góp phần cùng Đảng, Nhà nước, Chính phủ lo cho người nghèo với mục đích tạo điều kiện để người nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững. 

Còn nhớ, tại chương trình truyền hình trực tiếp “Chung tay vì người nghèo 2017”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đã cùng nhắc tới hai từ  “đồng bào” để nói về những người nghèo khó: “Đó là đồng bào của chúng ta, là một bộ phận của dân tộc Việt Nam”. 

Điều này không chỉ thể hiện tấm lòng trân trọng của người đứng đầu Chính phủ và người đứng đầu Mặt trận đối với người nghèo, trong đó có những trẻ em nghèo- đối tượng dễ bị tổn thương nhất - mà còn là trách nhiệm khi nghĩ về đồng bào của mình, đang phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống, thôi thúc mỗi người có thêm quyết tâm để không ai bị bỏ lại phía sau.     

Dạ Yế/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập328
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm327
  • Hôm nay48,987
  • Tháng hiện tại845,685
  • Tổng lượt truy cập90,909,078
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây