Ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Đồng Tháp cho biết, đến nay tỉnh đã thu hoạch hơn 365.000 tấn cá tra thương phẩm. Với giá bình quân từ 22.000-23.000 đồng/kg, người nuôi có lãi từ 2.000-3.000 đồng/kg.
Hiện tỉnh Đồng Tháp có 1.504 ha nuôi cá tra thương phẩm xuất khẩu được cấp mã số nhận diện theo quy định với tổng số 1.675 ao; trong đó, diện tích nuôi của các doanh nghiệp hơn 968 ha, còn lại là hộ nuôi cá thể, bình quân năng suất đạt 350 tấn/ha.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích nuôi cá tra áp dụng và được chứng nhận các tiêu chuẩn hơn 809 ha với các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC.
Số liệu Sở Công Thương cho thấy, tỉnh có 20 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất thiết kế hơn 467.000 tấn thành phẩm/năm, ước sản lượng cá tra chế biến 8 tháng năm 2017 đạt hơn 180.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu gần 500 triệu USD.
Theo ông Lê Hoàng Vũ, theo Nghị định 55/2017/NĐ-CP về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra có hiệu lực từ đầu tháng 7/2017, một số điểm mới đã tác động tích cực đến tổ chức cá nhân nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho người nuôi được thuận lợi hơn.
Việc bãi bỏ thủ tục hành chính về việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu do Hiệp hội Cá tra Việt Nam thực hiện, qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bỏ được thời gian làm thủ tục cũng như giảm bớt chi phí thẩm định và đi lại. Việc quy định cụ thể hơn về việc cấp mã số nhận diện, từ việc xác định vị trí, tọa độ của vùng nuôi nay chuyển sang xác định vị trí, tọa độ từng ao nuôi, qua đó giúp dễ dàng trong việc quản lý....
Các cơ sở nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra năm nay thuận lợi hơn do đa số các doanh nghiệp chủ động hơn 60% diện tích nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu và nuôi nhiều nhất là Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Hoàng Long và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Với giá hiện nay người nuôi có lãi góp phần cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra tăng thêm nguồn thu. Đặc điểm của các doanh nghiệp nuôi cá tra là sản xuất tập trung, không manh mún, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn Global GAP, Viet GAP , BAP và ASC. Các công ty có thể tự chủ hơn 60% nguyên liệu, xây dựng được hệ thống “vệ tinh” trong vùng bằng cách ký kết hợp đồng với người nuôi nên không để thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Tỉnh Đồng Tháp quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích mặt nước nuôi cá tra là 2.000 ha, sản lượng ước đạt hơn 541.000 tấn/năm, là một trong 5 ngành hàng chủ lực đã được tỉnh Đồng Tháp chọn thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ./.
Hiện tỉnh Đồng Tháp có 1.504 ha nuôi cá tra thương phẩm xuất khẩu được cấp mã số nhận diện theo quy định với tổng số 1.675 ao; trong đó, diện tích nuôi của các doanh nghiệp hơn 968 ha, còn lại là hộ nuôi cá thể, bình quân năng suất đạt 350 tấn/ha.
Theo báo cáo của Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp, tổng diện tích nuôi cá tra áp dụng và được chứng nhận các tiêu chuẩn hơn 809 ha với các tiêu chuẩn như VietGAP, GlobalGAP, BAP, ASC.
Số liệu Sở Công Thương cho thấy, tỉnh có 20 nhà máy chế biến thủy sản với tổng công suất thiết kế hơn 467.000 tấn thành phẩm/năm, ước sản lượng cá tra chế biến 8 tháng năm 2017 đạt hơn 180.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu gần 500 triệu USD.
Theo ông Lê Hoàng Vũ, theo Nghị định 55/2017/NĐ-CP về quản lý nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra có hiệu lực từ đầu tháng 7/2017, một số điểm mới đã tác động tích cực đến tổ chức cá nhân nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra; giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại cho người nuôi được thuận lợi hơn.
Việc bãi bỏ thủ tục hành chính về việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu do Hiệp hội Cá tra Việt Nam thực hiện, qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bỏ được thời gian làm thủ tục cũng như giảm bớt chi phí thẩm định và đi lại. Việc quy định cụ thể hơn về việc cấp mã số nhận diện, từ việc xác định vị trí, tọa độ của vùng nuôi nay chuyển sang xác định vị trí, tọa độ từng ao nuôi, qua đó giúp dễ dàng trong việc quản lý....
Các cơ sở nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra năm nay thuận lợi hơn do đa số các doanh nghiệp chủ động hơn 60% diện tích nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu và nuôi nhiều nhất là Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Hoàng Long và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn.
Với giá hiện nay người nuôi có lãi góp phần cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra tăng thêm nguồn thu. Đặc điểm của các doanh nghiệp nuôi cá tra là sản xuất tập trung, không manh mún, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn Global GAP, Viet GAP , BAP và ASC. Các công ty có thể tự chủ hơn 60% nguyên liệu, xây dựng được hệ thống “vệ tinh” trong vùng bằng cách ký kết hợp đồng với người nuôi nên không để thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Tỉnh Đồng Tháp quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích mặt nước nuôi cá tra là 2.000 ha, sản lượng ước đạt hơn 541.000 tấn/năm, là một trong 5 ngành hàng chủ lực đã được tỉnh Đồng Tháp chọn thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp ./.
Theo TTXVN