Học tập đạo đức HCM

Những con đường từ lòng dân

Thứ năm - 04/01/2018 10:33
Những ngày này, người dân thôn La Châu (xã Hòa Khương, H. Hòa Vang, Đà Nẵng) ai ai cũng phấn khởi, kỳ vọng Tết năm nay sẽ được đi trên con đường mới dài 2,6km, rộng 7m, bê-tông kiên cố rộng 5,5m. Để có đủ mặt bằng mở đường, người dân đã tự nguyện hiến gần 3.200m2 đất thổ cư, hơn 7.000m2 đất nông nghiệp... "Ban đầu khi họp dân triển khai chủ trương mở rộng đường cũng có nhiều ý kiến băn khoăn. Việc hiến đất thì dân thuận, song số lượng công trình tường bao kiên cố, cây trồng lâu năm phải phá bỏ để làm đường là rất nhiều. Sau khi mở đường, bà con phải đầu tư xây dựng lại. Nắm bắt tâm tư này, Đảng bộ, chính quyền địa phương đã tích cực vào cuộc, đề xuất hỗ trợ bà con một phần kinh phí tháo dỡ công trình; đồng thời làm tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, giải quyết ngay những vấn đề vướng mắc nhân dân nêu một cách có lý, có tình. Khi đã thông về tư tưởng, thì việc mở đường không còn là việc khó. Các tuyến đường liên thôn trên địa bàn xã hiện đang dần khép kín sẽ thuận lợi hơn trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm của bà con" - Bí thư Đảng ủy xã Hòa Khương Đinh Ngọc Thiên xác nhận.
 

Đường liên thôn Gò Hà-Phú Sơn 3 (xã Hòa Khương) đã được mở rộng.

Tuy không phải là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Hòa Khương xác định rõ sự cần thiết phải thực hiện chương trình này và cùng nhau tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc. Một trong những nội dung được quan tâm nhiều hơn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương là công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân cùng chung tay góp sức tham gia bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, mục tiêu rõ ràng, có tổ chức, có người chịu trách nhiệm cụ thể, nên nhiều lĩnh vực, đơn vị đạt kết quả cao. Trong đó phải nhắc đến yếu tố mang tính quyết định là khơi dậy được sức dân, nhất là thực hiện những tiêu chí khó. Điểm nổi bật, trong 5 năm qua, toàn xã đã thực hiện bê-tông hóa 48,2km đường giao thông, trong đó có 16,8km đường liên thôn rộng 5,5m; 27,4km đường giao thông kiệt hẻm rộng từ 3,5-4,5m; 3,9km giao thông nội đồng. Nhân dân đóng góp hơn 5,1 tỷ đồng, hàng ngàn ngày công và hiến gần 20.000m2 đất các loại...

Về Hòa Khương hôm nay, đến đâu cũng thấy người dân hồ hởi chia sẻ về những ruộng lúa, ruộng rau được ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, máy móc vào sản xuất, khác xa những ngày vất vả "con trâu đi trước, cái cày đi sau". Bây giờ, họ làm lúa khỏe re, tới vụ thu hoạch, chỉ cần "a-lô" là có máy về vừa cắt vừa đập, nhanh chóng xong cả cánh đồng. Chẳng những vậy, có đường xe máy còn chạy đến chân ruộng chở lúa về. Không còn cảnh xắn quần, lội bùn vác từng bó lúa như trước nữa... Thực tế trước đây cho thấy khi những tuyến đường giao thông nông thôn chưa được đầu tư xây dựng thì việc đi lại trao đổi hàng hóa của người dân gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, sản xuất. Việc địa phương chú trọng phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, coi đây là tiêu chí quan trọng làm thay đổi diện mạo của đời sống dân cư. Trưởng thôn Phú Sơn 1 Lê Văn Dũng bộc bạch, đường giao thông tạo thuận lợi cho bà con đi lại đặc biệt cho các cháu học sinh đi lại đến trường được thuận lợi, cũng là nơi thông thương hàng hóa của bà con nông dân được vận chuyển dễ dàng, đảm bảo giao thông thông suốt, đường làng ngõ xóm xanh-sạch-đẹp. Phát triển đường nội thôn, các công việc về NTM triển khai đều thuận lợi dễ dàng, còn các tuyến đường nội đồng được kiên cố hóa để phục vụ sản xuất.

Những con đường ý Đảng-lòng dân ở vùng đất bán sơn địa Hòa Khương đã từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, có đường mới đồng nghĩa với việc đi lại của bà con nơi đây sẽ bớt nhọc nhằn, mở rộng giao thương, người dân tiến dần hơn đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lão nông Trần Hơn (thôn Gò Hà) chỉ con đường liên thôn chạy trước nhà phấn khởi cho biết: "Nhà nước quan tâm đến dân nhiều quá. Như con đường này, trước đây chỉ là con đường nhỏ hẹp "nắng bụi, mưa bùn" đi lại vô cùng khổ sở. Khi xã họp dân bàn chuyện mở đường, nhà nhà vui mừng như hội. Làm đường trước tiên là mình thụ hưởng, sau này đến con cháu mình chứ có làm cho ai đâu. Nghĩ vậy, ai cũng háo hức hiến đất, góp công, góp sức xây dựng tuyến đường này. Có đường thông thoáng nên ai cũng có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, sửa chữa nhà cửa, làm hàng rào tạo cảnh quan. Sáng sớm chưa tỏ mặt người, già trẻ trong thôn í ới gọi nhau đi bộ tập thể dục, vừa giữ gìn sức khỏe vừa gắn kết thêm tình nghĩa xóm làng".

 
Theo CAND

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập425
  • Hôm nay47,950
  • Tháng hiện tại844,648
  • Tổng lượt truy cập90,908,041
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây