Học tập đạo đức HCM

Nông dân, ngư dân học nghề qua truyền hình

Chủ nhật - 02/11/2014 10:26
“Ngư dân sử dụng máy móc gì để có thể bám biển dài ngày; Nông dân đầu tư vào cây gì, con gì để làm giàu. Tôi sẽ chỉ cho bà con nguồn tiêu thụ…”. Đó là nội dung buổi nói chuyện của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng tại Quảng Ngãi vào sáng 1-11 và được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV, sau khi đã thông báo rộng rãi cho hàng trăm ngàn ngư dân, nông dân đón xem.
Hàng trăm ngàn nông dân, ngư dân theo dõi qua truyền hình trực tiếp.

Trước 400 người tham dự tại hội trường Nhà Văn hóa Lao động, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng cho biết những thông tin mới: “Tôi đi sang Mỹ và bà con bên đó nói rằng người dân Việt Nam chúng ta đánh bắt giỏi, đóng tàu thuyền rất tốt, nhưng lại đầu tư đánh bắt xa bờ hoàn toàn sai lầm. Đó là chở ngàn cây đá ra biển đánh cá, khi đá tan chảy thì vội vàng quay vào bờ. Trong khi công nghệ ở Mỹ thì sử dụng máy sản xuất đá bằng nước biển và lắp sẵn trên tàu. Tôi đã giới thiệu mô hình này cho doanh nghiệp Quảng Ngãi mang về giúp bà con”.

Trong chiến lược phát triển từ nay đến năm 2025, tỉnh Quảng Ngãi xác định sẽ giữ ổn định 35.000 ha lúa (hiện là 38.800 ha); giảm tàu thuyền dưới 90 mã lực và tăng tàu có công suất trên 90 mã lực, giữ ổn định khoảng 4.500 tàu cá; sản lượng thủy sản đánh bắt hàng năm đạt 150.000 tấn.

Nhiều nông dân, ngư dân cho biết đã không rời màn hình để được nghe GS,TS Nguyễn Lân Dũng chỉ ra cách làm giàu.

Về việc bà con nông dân trồng cây gì, nuôi con gì để làm giàu, các mặt lợi hại của công nghiệp chế biến, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng đã giới thiệu rất nhiều mô hình giúp nông dân làm giàu và chỉ ra nơi tiêu thụ sản phẩm. Đó là trồng cây gấc để xuất khẩu sang Nhật Bản và Mỹ, bao nhiêu cũng mua hết.

Ông cũng giới thiệu đến nhân dân địa chỉ và mô hình trồng nấm vân chi có giá thành 800.000 đồng/kg; học hỏi mô hình nuôi chồn để thu cà phê chồn từ một nông dân Quảng Ngãi đang trở thành tỷ phú. Nông dân tỉnh Quảng Ngãi trồng rất nhiều mì, nhưng trồng quảng canh sẽ làm bạc màu đất, còn trồng thâm canh thì giữ được đất. Nếu các nhà máy sản xuất tinh bột củ mì không có công nghệ môi trường tốt thì tác hại vô cùng lớn cho môi trường vì nước thải rất độc hại…

 
Theo Baobienphong
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay35,789
  • Tháng hiện tại691,293
  • Tổng lượt truy cập102,450,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây