Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón vùng Nam bộ (Trung tâm KKN phân bón Quốc gia, Cục Trồng trọt) vừa có buổi làm việc với Hội Nông dân Việt Nam và tập đoàn Kume Sangyo (Nhật Bản) nhằm triển khai việc ký thỏa thuận hợp tác phát triển cây măng tây tại Việt Nam…
Buổi làm việc có ông Lại Xuân Môn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, ông Trần Quốc Tuấn, GĐ Trung tâm KKN phân bón vùng Nam bộ và các đơn vị hữu quan...
Ông Shimatami, Chủ tịch tập đoàn Kume Sangyo cho biết, măng tây là cây trồng phổ biến, cho hiệu quả kinh tế rất cao tại Nhật Bản. Măng tây rất giàu dinh dưỡng, khoáng chất có thể chế biến được nhiều món ăn và là thức ăn phổ biến của nhiều nước trên thế giới, do đó nhu cầu tiêu thụ là rất lớn.
Tại Việt Nam, cây măng tây đã được người dân trồng tự phát khoảng 10 năm nay, tuy nhiên hiệu quả kinh tế chưa cao do chưa thực hiện đúng quy trình chăm sóc… Tại Nhật Bản, 1 ha măng tây cho thu hoạch khoảng 30 tấn và đem lại giá trị lên gần 350.000 USD (khoảng 7 tỷ đồng). Trong khi đó, măng tây cho thu hoạch 5 tháng/năm.
Ông Shimatami nhận định: "Việt Nam có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất thuận lợi để phát triển măng tây.
Để SX măng tây hiệu quả cao, Kume Sangyo đã nghiên cứu loại phân bón hữu cơ sinh học chuyên dụng chất lượng cao với giá bán tại Việt Nam khoảng 3.000 đ/kg. Vì thế tập đoàn mong muốn được hợp tác cùng Hội Nông dân Việt Nam, Trung tâm KKN phân bón vùng Nam bộ và nông dân để triển khai mô hình trên diện rộng".
"Hội cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để thực hiện ngay việc triển khai mô hình măng tây đến các hội nông dân trên toàn quốc. Đồng thời vận động, tuyên truyền và hướng dẫn bà con sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây măng tây để tăng năng suất", ông Môn nói. |
Ông Trần Quốc Tuấn cho biết, trung tâm đã nhiều lần sang Nhật Bản để tìm hiểu và phối hợp với tập đoàn Kume Sangyo nghiên cứu thị trường, khả năng phát triển cây măng tây tại Việt Nam. Tại khu thực nghiệm của trung tâm, cây măng tây đang phát triển rất tốt, năng suất cao.
Do đó, có thể thấy tiềm năng phát triển loài cây này tại Việt Nam là rất lớn. Nhất là khi măng tây SX ra được Kume Sangyo tiêu thụ và Việt Nam vẫn phải nhập măng tây để cung cấp cho các nhà hàng… Ngoài ra, sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh chuyên dụng cho măng tây đã được trung tâm kiểm nghiệm cho chất lượng dinh dưỡng cao, bền vững với môi trường, giúp cải tạo đất.
Tại buổi làm việc, sau khi nghe tập đoàn Kume Sangyo trình bày cụ thể về cây măng tây và quy trình SX phân bón hữu cơ vi sinh, ông Lại Xuân Môn, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cho biết, phía hội sẵn sàng hợp tác triển khai mô hình.
"Chúng tôi biết giá trị, hiệu quả của cây măng tây ở Nhật Bản, tuy nhiên vẫn chưa tìm được đối tác uy tín để hợp tác. Ngay sau buổi làm việc này, tôi giao cho Ban Kinh tế, Ban Hợp tác quốc tế và các đơn vị liên quan của hội khẩn trương phối hợp, lập đề án để sớm ký kết".
Theo NNVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã