Theo ông Đào Ngọc Nam – Giám đốc Công ty CP sản xuất và thương mại An Việt, là 1 trong 15 doanh nghiệp cung ứng nông sản sạch, thực phẩm sạch cho người dân được chọn tham gia kí kết lần này cho hay, chúng tôi cảm thấy rất tự hào, với trách nhiệm này chúng tôi nhận thấy rằng mình cần phải làm tốt hơn nữa trong việc phối hợp với người dân, cải tiến quy trình sản xuất, giám sát chặt chẽ để có những sản phẩm tốt nhất phục vụ cho người tiêu dùng.
Khách hàng thăm quan, mua ngao sạch tại gian hàng trưng bày của Công ty Thủy sản Lenger Việt Nam. Trần Quang
Qua nhiều năm gắn bó với việc sản xuất nông sản sạch, tôi thấy rằng các doanh nghiệp sản xuất nông sản sạch cần phải ngồi lại với nhau, với người dân để bàn và đưa ra một định hướng sản xuất để tạo ra chuỗi. Một khi chúng ta còn sản xuất nhỏ lẻ, rất khó có thể có được những sản phẩm sạch, an toàn và có các sản phẩm đồng đều để đưa ra thị trường được. Hơn nữa theo tôi mỗi doanh nghiệp nên đầu tư chuyên canh để có được sản phẩm tốt nhất để đưa ra thị trường.
Ông Nguyễn Ngọc Đức - Giám đốc Công ty Đầu tư và phát triển Chăn nuôi gia công (Tập đoàn Dabaco) cho rằng, con số các chuỗi cung ứng các sản phẩm sạch được công bố hiện nay vẫn là quá ít so với nhu cầu về thực phẩm sạch mà người tiêu dùng cần, nhất là 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM.
“Tôi mong muốn rằng, qua chương trình này từ 15 doanh nghiệp đi đầu sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp nữa tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm sạch, an toàn. Khi người dân ý thức được việc bảo vệ sức khỏe, lấy việc tiêu dùng nông sản sạch làm thước đo giá trị cuộc sống và khi những sản phẩm sạch lên ngôi, thì những sản phẩm “bẩn” sẽ hết chỗ đứng” – ông Đức nói.
Trứng gà sạch của Công ty Ba Huân được khách hàng rất tin dùng, chọn mua nhiều. Trần Quang
Bên cạnh đó, bà Phạm Thị Huân - Tổng Giám đốc Công ty Ba Huân cho biết: Ngoài cam kết đảm bảo về chất lượng sản phẩm, cung ứng cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn và đạt tiêu chuẩn quốc tế, Ba Huân sẽ tiếp tục hỗ trợ hết mức cho người nông dân. “Tôi xuất thân từ nông dân, gắn bó với sản xuất nông nghiệp cũng đã hơn 50 năm. Ngày trước, nhìn thấy giá trị của quả trứng ở Việt Nam vẫn còn thấp, trong khi người nông dân, nhất là ở ĐBSCL lại trông cậy rất nhiều ở sản phẩm này.
Năm 2004, khi dịch cúm gia cầm hoành hành ở khắp các tỉnh miền Tây, càng làm cho giá trị quả trứng thấp đi, nông dân điêu đứng. Trăn trở nhiều, tôi quyết định nhập dây chuyền sản xuất công nghệ cao ở nước ngoài về, nâng tầm cho quả trứng. Đến tận bây giờ, quả trứng sản xuất sạch, an toàn đã được người tiêu dùng đón nhận. Người nông dân cũng được hưởng lợi nhiều hơn.
Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục đầu tư ra ngoài Bắc, để tiếp tục mang những sản phẩm uy tín tới gần hơn với người tiêu dùng. Người nông dân cũng sẽ có cơ hội tiếp cận cách thức sản xuất cao hơn. Vừa mang tăng thu nhập vừa mang lại sản phẩm an toàn” – bà Huân chia sẻ.
Việc kí kết các doanh nghiệp cung ứng nông sản thực phẩm an toàn cũng tạo cảm hứng cho các doanh nghiệp đang sản xuất sạch. Anh Trịnh Xuân Thanh – Chủ cơ sở sản xuất chè sạch Duy Phát bày tỏ: Tôi đang sản xuất chè sạch theo hướng hữu cơ ở Tuyên Quang.
Mặc dù đã sản xuất không dùng bất cứ hoá chất nào, nhưng tôi cũng đang đăng kí chứng nhận VietGap để sản phẩm của mình được người tiêu dùng tin tưởng hơn. Tôi mong rằng, trong những đợt kí kết tiếp theo, doanh nghiệp của tôi cũng sẽ được chọn tham gia để chứng tỏ cam kết chỉ sản xuất, cung ứng những sản phẩm an toàn nhất tới người tiêu dùng.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã