Tham dự hội nghị lần này có khoảng 400 đại biểu tham dự)hội nghị lần này có khoảng 400 đại biểu tham dự. Bao gồm: Lãnh đạo Chính phủ; lãnh đạo các Bộ, ngành TW; đại biểu đại diện các tổ chức quốc tế (Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc-FAO, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc-UNEP, Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp quốc-NIDO); đại biểu 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Chương trình “mỗi xa một sản phẩm” (viết tắt là OCOP) nằm trong mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc:“Phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nâng cao thu nhập cho người dân”.
Đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT phát biểu tại hội nghị
Tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Bộ Trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định: Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn trong lĩnh vực kinh tế. Hầu hết các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống của nhân dân đã cơ bản được đáp ứng. Riêng về sản xuất lương thực thực phẩm, năm 2016 đã xuất khẩu được trên 30 tỷ USD.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh: Từ thực tiễn triển khai của cả nước nói chung và Quảng Ninh nói riêng cho thấy, chủ trương cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế theo hướng nội sinh là hết sức đúng đắn. Vì vậy, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT quyết định phát động chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” để phát triển nông thôn gắn với 2 mục tiêu cốt lõi là xây dựng NTM và cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp.
Đánh giá về lợi thế của tỉnh Quảng Ninh, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh nhận định: với gần 50% dân số sống ở nông thôn, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã xác định: “Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM” là một trong những giải pháp quan trọng, tạo nền tảng phát triển bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở đó, Quảng Ninh đã lồng ghép 2 nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh là “Thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp” và “xây dựng cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp” trong một quá trình phát triển toàn diện và hình thành nên chương trình OCOP, cách làm riêng có của Quảng Ninh. Tính đến thời điểm này, trong số 210 sản phẩm đăng ký tham gia OCOP, 99 sản phẩm đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao. Nhiều sản phẩm OCOP được xuất khẩu tại chỗ, phục vụ trên 8 triệu lượt khách du lịch quốc tế và nội địa, sản phẩm OCOP cũng đã đi vào bữa ăn của hơn 11 vạn công nhân mỏ cũng như công nhân lao động tại các khu công nghiệp.
Một số sản phẩm địa phương được trưng bày tại Triển lãm, trong khuôn khổ của hội nghị
Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người nông dân; Với mong muốn đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển, năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn. 3 năm gần đây với sự thành công của Quảng Ninh trong chương trình “Quảng Ninh-Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) đã mở ra một triển vọng lớn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo nên chất liệu hết sức quan trọng cho hội nghị ngày hôm nay.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã