Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trò chuyện với các nhà sáng chế không chuyên nghiệp tiêu biểu năm 2015. Ảnh: VGP |
Và để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, thì “không có cách nào khác” là phải dựa vào và phát huy tài nguyên đó.
Ngày nay, có lẽ không ai tranh cãi về vai trò của khoa học, của sáng tạo hay nói cách khác, của trí tuệ con người, đối với sự phát triển của một xã hội, một quốc gia. Vấn đề chỉ là ở chỗ, làm thế nào để phát huy được sức mạnh sáng tạo đó?
Trước các nhà sáng chế - những “nhà khoa học chân đất” như cách gọi rất hình tượng của Thứ trưởng Bộ KHCN Phạm Công Tạc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cam kết Chính phủ sẽ “tiếp tục xây dựng và ban hành những cơ chế, chính sách mới để khuyến khích hơn nữa, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động sáng tạo, sáng chế của nhân dân, mỗi sáng tạo, sáng chế của người dân phải được trân trọng và phát huy”.
Cụ thể hơn nữa, Nhà nước sẽ bảo đảm và hỗ trợ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; thương mại hóa sản phẩm; phổ biến, quảng bá các sáng tạo sáng chế cũng như các chính sách khuyến khích về thuế, tiếp cận vốn, đất đai, mặt bằng…
Cam kết nói trên khiến chúng ta nhớ lại bài viết đầu năm 2014 của Thủ tướng. Tại “Thông điệp đầu năm mới” này, định hướng cho hàng loạt chủ trương, chính sách đổi mới, cải cách mà Chính phủ tiến hành thời gian qua, Thủ tướng đã nhấn mạnh, “Nhà nước không làm thay dân mà phải tập trung xây dựng khuôn khổ thể chế phù hợp và tạo điều kiện cần thiết để mọi người phát huy năng lực và sức sáng tạo vì lợi ích của chính mình và đóng góp cho xã hội”.
Cũng như trong lĩnh vực kinh tế, nơi Nhà nước phải tạo thuận lợi nhất cho khu vực tư nhân phát triển, lĩnh vực khoa học cũng phải có những chính sách hết sức cụ thể để khuyến khích người dân năng động sáng tạo. Đồng thời, bảo đảm thực thi trong thực tế quyền tự do nghiên cứu khoa học-công nghệ của người dân mà Hiến pháp năm 2013 đã trang trọng ghi nhận tại Điều 40.
Cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân với “các nhà khoa học chân đất” cũng khiến chúng ta nhớ tới một cuộc gặp khác. Đầu năm 2014, chỉ một ngày sau khi “hiện tượng” Nguyễn Hà Đông bất ngờ tuyên bố gỡ game Flappy Bird của anh khỏi kho ứng dụng trước sức ép thành công quá lớn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc gặp tác giả của game này.
Tại cuộc nói chuyện mà nội dung được Hà Đông tiết lộ với báo giới sau đó, Phó Thủ tướng đã động viên, khuyến khích anh tiếp tục theo đuổi niềm đam mê. Theo ông, Nguyễn Hà Đông là nhân tố mới cần được cổ vũ và để đất nước này giàu mạnh, ông tin rằng cần nhiều hơn nữa những người như Hà Đông.
Cũng liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học, ở một chiều khác, thời gian qua, Chính phủ, lãnh đạo Chính phủ cũng đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt về yêu cầu tự chủ với các trường đại học, các tổ chức KHCN công lập. Theo đó, tự chủ được xác định là khâu quyết định, là yếu tố đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, chất lượng nghiên cứu của các đơn vị KHCN.
Nói ngắn gọn, thì chính sách sẽ một mặt khuyến khích sáng tạo mạnh mẽ của người dân, mặt khác sẽ buộc các đơn vị KHCN công lập phải tự chủ, phải cạnh tranh bình đẳng với các đơn vị, các cá nhân nghiên cứu “dân doanh”. Điều này cũng tương tự như việc chính sách một mặt khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, một mặt đặt các doanh nghiệp Nhà nước phải vận hành theo các quy luật nghiêm khắc của cạnh tranh, của cơ chế thị trường.
Thực tế, những phát minh, sáng tạo, sáng chế… là hết sức đa dạng, phong phú, trước những nhu cầu, những tình huống hết sức “thiên hình vạn trạng” trong cuộc sống. Điều quan trọng nhất để nuôi dưỡng, phát huy sự sáng tạo là thể chế, là cơ chế, là chính sách, như điệp khúc “Thể chế, thể chế, thể chế” mà các tác giả đã nhấn mạnh trong cuốn sách nổi tiếng “Vì sao các quốc gia thất bại?”.
Người xưa nói “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, “phi trí bất hưng”. Trong cuộc gặp Thủ tướng, một nhà sáng chế đã tâm sự, cá nhân ông rất tâm tư vì nghĩ rằng những người sáng chế không chuyên dường như đã bị bỏ quên. Đây thực sự là điều đáng suy ngẫm, bởi trí tuệ con người khác hẳn các nguồn tài nguyên khác: Nếu được phát huy đúng cách, tài nguyên ấy sẽ là vô tận, ngày càng thêm giàu có, phong phú; ngược lại, nó cũng có thể sẽ bị thui chột.
Cuộc gặp mặt của Thủ tướng với các nhà sáng chế chính là câu trả lời, là cam kết của Chính phủ trước tâm tư ấy, rằng Nhà nước không những không “bỏ quên” mà sẽ còn làm hết sức mình, với cơ chế, chính sách cụ thể để phát huy tối đa nguồn tài nguyên trí tuệ Việt Nam.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã