Học tập đạo đức HCM

Rủ nhau học làm bún, trồng rau an toàn

Thứ hai - 21/11/2016 20:03
Thời gian gần đây, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm an toàn tăng cao. Vì vậy, ngày càng nhiều nông dân có mong muốn được học nghề để sản xuất thực phẩm an toàn, dù đầu ra của sản phẩm còn nhiều khó khăn.

An toàn từ khâu sản xuất

Chỉ trong 2 năm (2015 -2016) Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ và Phát triển tỉnh Bắc Kạn đã mở được hàng chục lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, mà đối tượng chủ yếu là phụ nữ. Chị Triệu Thị Hường - Trưởng nhóm Rau an lành Phúc Lộc (thôn An Phúc, Nguyên Phúc, Bạch Thông, Bắc Kạn) từng là học viên lớp dạy nghề trồng rau hữu cơ cho biết: “Không chỉ được dạy kỹ thuật canh tác theo hướng an toàn, chúng tôi còn được giáo viên dạy kỹ thuật làm phân vi sinh từ chế phẩm sinh học và phế phẩm nông nghiệp”.

 ru nhau hoc lam bun, trong rau an toan hinh anh 1

HTX chế biến bún khô 20.10 (Nông Hạ, Chợ Mới, Bắc Kạn). Ảnh:  Minh Nguyệt 

Thời gian gần đây, học nghề làm nông sản “hút” nông dân là bởi tâm lý của họ đã thay đổi. Hầu hết nông dân đều mong muốn được tham gia sản xuất hàng hóa an toàn, cung ứng thị trường với  số lượng lớn, thu lợi nhuận cao. Nhiều người sau học nghề đã mạnh dạn đầu tư làm trang trại, mở tổ nhóm, HTX sản xuất nông sản. Tuy nhiên, do khó khăn trong việc tìm “đầu ra” của nông sản mà mô hình này vẫn còn hạn chế”.

Ông Đào Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ dạy nghề thường xuyên, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH)

 

 

Sau khi học nghề, các học viên đều tuân thủ nghiêm ngặt quy trình ghi chép. Mỗi hội viên của tổ rau an toàn có 2 cuốn sổ. Một cuốn là “Nhật ký đồng ruộng” ghi lại tình hình làm đất, bón phân, sử dụng chế phẩm vi sinh, cắt rau… Một cuốn khác để ghi thông tin về ngày nhập rau, ngày bán, số tiền theo từng tuần, từng vụ.

Không chỉ thành công trong mô hình dạy nghề trồng rau hữu cơ, Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ và Phát triển Bắc Kạn còn dạy thêm cả nghề làm bún, phở khô. Bà Nguyễn Thị Nga - thành viên của HTX 20.10 (Nông Hạ, Chợ Mới, Bắc Kạn) cho biết, lớp học làm bún khô đặc biệt phù hợp với phụ nữ nông thôn. “Trong quá trình học nghề, chúng tôi cũng được học về kỹ thuật chế biến bún khô an toàn. Kết thúc khóa học, các hội viên được sự hỗ trợ của Hội Phụ nữ, Hội Nông dân đã thành lập HTX. 100% thành viên của HTX đều thi lấy chứng chỉ về an toàn thực phẩm” - bà Nga nói.

Vẫn khó “đầu ra”

Mặc dù nhu cầu tiêu dùng nông sản an toàn ngày càng cao, nông dân cũng mong muốn được học nghề để sản xuất thực phẩm theo chuẩn VietGAP, sản phẩm hữu cơ ngày càng nhiều, nhưng do gặp khó về đầu ra nên nhiều đơn vị đã phải tính toán lại việc dạy nghề.

Bà Hà Thị Thúy Chiều- Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ và Phát triển tỉnh Bắc Kạn – đơn vị thực hiện những lớp dạy nghề sản xuất nông sản an toàn trên cho biết, mặc dù 99% học viên sau học nghề của trung tâm đều có việc làm, nhưng tính bền vững chưa cao do giá thành cao. “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch vùng sản xuất nông sản an toàn. Chính vì vậy, dù nhiều bà con mong muốn được học nghề nhưng trung tâm chỉ nhận đào tạo một số lớp rất khiêm tốn” - bà Chiều nói.

Để giải quyết những khó khăn này, trung tâm liên kết với nhiều đơn vị để hỗ trợ học viên sau khi học nghề. Một số sản phẩm tốt của học viên ví dụ như rau an toàn của tổ nhóm Phúc Lộc, hay bún khô, phở khô sẽ được trung tâm giới thiệu, quảng bá tại quầy giới thiệu sản phẩm của Hội Phụ nữ tỉnh. Đồng thời, trung tâm cũng gửi đi tham gia trưng bày ở các hội trợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh. 

Tác giả: Minh Nguyệt
Nguồn: Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập380
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm377
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,553
  • Tổng lượt truy cập90,879,946
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây