Thu tiền tỷ từ chăn nuôi lợn ngoại và gà đồi
Đó là mô hình chăn nuôi lợn sạch và gà sạch của chàng thanh niên 9x Bùi Đăng Thích ở thôn 7, xã Đức Sơn. Không chọn cao đẳng, đại học để tiến thân như bao bạn bè cùng trang lứa, tốt nghiệp trung học phổ thông Thích quyết định đi làm thuê cho các trang trại chăn nuôi ngoài miền Bắc để vừa có tiền, vừa đúc rút kinh nghiệm cho mình. Công việc làm thuê vất vả, khó nhọc, nhưng bù lại Thích lại học được cách chăn nuôi khoa học và bài bản từ những trang trại lớn, thêm vào đó là học được cách nắm nhu cầu của thị trường và đầu ra của sản phấm.
Mô hình trang trại chăn nuôi lợn của anh Bùi Đăng Thích |
hi đã có chút vốn cùng với kinh nghiệm, Bùi Đăng Thích trở về quê hương để tự xây dựng trang trại cho chính mình. Nhận thấy đầu ra của việc chăn nuôi lợn giống ổn định vậy là anh đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống chuồng trại cùng với đó là mua 30 con lợn nái giống ngoại về nuôi. Với kinh nghiệm sẵn có, công việc chăn nuôi của Thích khá thuận lợn, hiện nay mỗi năm đàn lợn nái ngoại của gia đình anh cung cấp ra thị trường khoảng 700 con lợn giống, thu về trên từ 500 - 600 triệu đồng.
Không chỉ có vậy, tận dụng diện tích vườn đồi anh còn tập trung chăn nuôi 6.000 con gà sạch mỗi năm. Hiện tại với mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại và gà đồi đã mang lại cho anh nguồn thu xấp xỉ 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí cũng cho lãi khoảng 500 triệu đồng. Chia sẻ kinh nghiệm thành công trong chăn nuôi anh Thích cho biết: Điều quan trọng đầu tiên là khâu chọn con giống, phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, cùng với đó là công tác vệ sinh chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, có như vậy thì đàn vật nuôi mới khỏe mạnh và phát triển tốt.
Kỹ sư về quê trồng gừng
Đang có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng với nghề kỹ sư cơ khí, nhưng với ước mơ làm giàu thôi thúc anh Nguyễn Viết Nghĩa (SN 1990) ở thôn 9, xã Tào Sơn trở về quê gây dựng trang trại làm giàu.
Không ít người cho rằng Nguyễn Viết Nghĩa không bình thường khi từ bỏ công việc tốt với đồng lương ổn định để về quê làm nông dân. Nhưng với Nghĩa, được về quê gây dựng cho mình trang trại là ước mơ ấp ủ từ lâu. Về quê, được cha mẹ trao cho 10 ha đất đồi rừng, Nghĩa quyết định xây dựng cho mình một mô hình kinh tế tổng hợp từ vườn rừng ao chuồng, trong đó 9 ha anh tập trung trồng keo tràm, 5 sào ao dùng để nuôi cá, ngoài ra anh còn nuôi 6 con bò, 300 con gà siêu trứng.
Mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp và trồng gừng mang lại thu nhập từ 250-300 triệu đồng mỗi năm cho anh Nguyễn Viết Nghĩa (phải) ở thôn 9, xã Tào Sơn |
Với bản tính sáng tạo, muốn làm những thứ mới mẻ. Trong một lần tìm hiểu trên mạng xã hội thấy trồng gừng trong bao tải dưới tán cây dễ làm mà lại cho thu nhập cao, vậy là anh làm thử. Từ đất cát, trấu, phân Nghĩa pha trộn hỗn hợp rồi bỏ vào trong bao tải để trồng 3.000 gốc gừng, mỗi gốc cho 3 kg củ với giá 40.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu về trên 120 triệu đồng mỗi năm.
Làm giàu từ sản xuất trà xanh chất lượng cao
Mặc dù có tuổi đời còn rất trẻ nhưng chàng thanh niên Võ Văn Sáng sinh năm 1995 ở thôn 5, xã Hùng Sơn đã sở hữu xưởng sản xuất chè thủ công chất lượng cao với thu nhập mỗi năm xấp xỉ 600 triệu đồng. Sáng tâm sự: "Năm 2015 hoàn thành xong nghĩa vụ quân sự, tôi định đi học nghề, nhưng nghĩ mãi, chẳng biết học nghề gì… rồi nhận thấy ở địa phương nguồn nguyên liệu chè dồi dào, nhưng bởi giá trị của sản phẩm trà xanh còn thấp nên thu nhập của bà con chẳng được là bao. Với mong muốn nâng cao giá trị cây chè của quê hương". Từ suy nghĩ đó, Sáng đã quyết định ra tận Thái Nguyên để học cách làm chè Móc Câu. Sau gần nửa năm theo học, dần dà Sáng cũng rút ra cho mình kinh nghiệm, rồi trở về quê đầu tư máy móc thiết bị để mở xưởng. Hiện nay, cơ sở sản xuất trà chất lượng cao của Võ Văn Sáng mỗi năm sản xuất trên 3 tấn trà xanh, thu nhập xấp xỉ 600 triệu đồng, ngoài ra còn giải quyết việc làm cho 12 lao động.
Mô hình làm chè móc câu của anh Võ Văn Sáng thôn 5 xã Hùng Sơn cho thu nhập 600 triệu đồng/năm |
Anh Thái Doãn Quỳnh - Phó Bí thư Huyện đoàn Anh Sơn cho biết: Có thể nói từ phong trào thanh niên lập thân lập nghiệp, trên địa bàn huyện Anh Sơn đã có không ít những thanh niên làm giàu khi tuổi đời đang còn rất trẻ, họ thật sự là những tấm gương dám nghĩ, dám làm và thật sự sáng tạo. Nhiều sản phẩm hàng hóa do họ làm ra đã trở thành các mặt hàng có giá trị, có tính cạnh tranh cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay toàn huyện Anh Sơn có 37 mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 100-300 triệu đồng trở lên./.
Tác giả: Huyền Trang
Nguồn: Báo Nghệ An
Mô hình trang trại chăn nuôi lợn của anh Bùi Đăng Thích |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã