Học tập đạo đức HCM

Tết Đoan ngọ - Hiểu thế nào cho đúng?

Thứ hai - 18/06/2018 06:16
Có quan niệm cho rằng Tết Đoan ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, nên các ngày Tết trong năm, cũng như Tết Đoan ngọ đều xuất phát từ văn hóa đó.
Hiểu đúng và làm đúng
Theo những cụ bô lão truyền kể, Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước nên mọi Tết lễ trong năm đều xuất phát từ những tiết trong năm. Tết Đoan ngọ diễn ra vào mùng 5 tháng 5 Âm lịch. Đoan là giữa, ngọ là giờ ngọ, có nghĩa là mọi việc làm tốt nhất diễn ra giữa ngọ.
Những việc làm mà cha ông truyền dạy và để lại đến hôm nay các gia đình Việt vẫn làm trong ngày Tết Đoan ngọ đó là: Hái các loại lá cây chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền; Các loại lá cây làm thuốc chữa bệnh thông thường có tác dụng trừ phong ích khí, ích mẫu, ngải cứu, sả, tử tô, kinh giới, lá tre, lá bưởi, cam, chanh, quýt, mít, muỗm, hành, tỏi, gừng, chè, ổi, trầu không, sài đất, sống đời, bồ công anh, sen, vông, lạc tiên, nhọ nồi…
Đặc biệt, công việc này được thực hiện vào giờ ngọ, lúc đó là giờ có dương khí tốt nhất trong cả năm, lá cây cỏ thu hái được trong giờ đó có tác dụng chữa bệnh tốt nhất, đặc biệt là chữa các chứng ngoại cảm, các chứng âm hư.
Đối với sản xuất nông nghiệp, tháng 5 bà con nông dân vừa kết thúc vụ lúa xuất, bắt đầu vào vụ sản xuất mới. Đây là giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh cũng phát sinh mạnh trên cây trồng và vật nuôi. Đây cũng là thời điểm bắt đầu vào mùa mưa bão trong năm. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng, phòng bệnh.
Chính vì vậy, người Việt lấy Tết Đoan ngọ để giết sâu bọ, nên nhiều người trong dân gian mới hiểu một nghĩa khác là “Ngày giết sâu bọ”. Đã gọi là Tết nên đều có sự cúng lễ tổ tiên. Tết Đoan Ngọ theo phong tục xưa: Vào mỗi sáng sớm nhà nào cũng phải có bát rượu nếp cẩm hoặc nếp thường cùng với trái cây có vị chua (trong dân gian thường hay chọn mận hậu, mận cơm, đào hoặc vải thiều) thắp hương buổi sáng xong và thừa lộc trước khi ăn sáng để giết sâu bọ.
Theo tục truyền, sáng sớm cho trẻ ăn hoa quả, rượu nếp, trứng luộc, bôi hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để giết sâu bọ, xoa chanh lên mặt trước khi rửa mặt buổi sáng, tránh bệnh tật, rôm sẩy, mụn nhọt ...
Giết sâu bọ ở đây đối với con người là để bài trừ bệnh tật phát sinh. Vì theo phân tích của giới y khoa dịp này là dịp chuyển mùa nhiều dịch bệnh thường phát sinh, với cúng lễ và ăn những trái cây đó cầu cho 1 năm mọi người trong gia đình không mắc phải dịch bệnh.
Ngoài trái cây, nhiều gia đình vẫn giữ được tục lệ cúng vịt trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo dân gian, những con vịt được nuôi trong vụ lúa xuân và trái cây, gạo mới thu hoạch xong được dâng cúng thổ thần, long mạch và tổ tiên vừa là báo công kết quả sản xuất của vụ trước và để cầu nguyện cho một vụ mới mưa thuận gió hòa, hạn chế dịch bệnh.
Thị trường ngày Tết Đoan Ngọ
Sáng nay, phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị đã dạo quanh thị trường một số chợ truyền thống trên địa bàn Hà Nội. Ngay từ sớm chợ đã khá đông người mua bán hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Những mặt hàng người dân mua nhiều nhất là cái rượu nếp, trái cây có vị chua như mận hậu, vải. Một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ là vịt. Ngoài ra, nhiều người còn cũng bánh trôi, bánh chay làm từ gạo mới.
Giá các loại trái cây và thực phẩm kể trên không tăng. Theo các tiểu thương, năm nay các loại trái cây này nguồn cung dồi dào. Giá bán vải thiều từ 15.000 - 20.000 đồng/kg. Giá bán mận hậu 30.000 - 35.000 đồng/kg.
Cái rượu nếp cẩm và nếp cái hoa vàng đều có giá từ 10.000 - 20.000 đồng/cốc cũng tùy theo cốc to hay nhỏ. Vịt chưa làm bán với giá 60.000 - 70.000 đồng/kg tùy theo chợ.
Chị Phương tại chợ Thanh Xuân cho biết: Sáng sớm trước khi đi làm chị đã mua sắm trái cây, cái rượu thắp hương gia tiên. Đến chiều, sau giờ làm về thì chị mới nấu xôi, luộc vị thắp hương gia tiên. Đây là Tết không thể thiếu đối với gia đình chị vào mỗi năm.
Bà Hoàn ở Đống Đa chia sẻ, sáng nay bà đã mua đủ các mặt hàng như: Rượu nếp cái, nếp cẩm, vải thiều, vịt về thắp hương. Sau khi thắp hương rượu nếp, trái cây xong là mọi người có thể thừa lộc vài, cái rượu. Còn buổi trưa gia đình bà sẽ nấu Vịt để cúng gia tiên. Bà cho rằng, đây là tục lệ cha ông để lại rồi thì không thể không theo.

Theo Kinh tế đô thị
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập229
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại808,220
  • Tổng lượt truy cập90,871,613
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây