Trong đó, luỹ kế thu nội địa 9 tháng đạt 663,7 nghìn tỷ đồng, bằng 67% dự toán năm, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2016. Ngoài ra các khoản thu khác như dầu thô, hoạt động xuất nhập khẩu... đều tăng.
Ông Ngô Chí Tùng, Phó Chánh Văn phòng (Bộ Tài chính) cho biết, tiến độ thu ngân sách của các địa phương cơ bản đạt khá so dự toán năm và tăng so với cùng kỳ năm trước. Ước tính có 43/63 địa phương thu đạt trên 72% dự toán năm và 58/63 địa phương thu cao hơn so với cùng kỳ năm 2016, 5 địa phương thu thấp hơn so với cùng kỳ.
Để chống thất thu, từ đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện 67.186 cuộc thanh tra, kiểm tra; kiểm tra 354.426 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế và 10.022 vụ bắt giữ qua điều tra chống buôn lậu; kiến nghị xử lý tài chính hơn 13,6 nghìn tỷ đồng; số tiền đã thu nộp NSNN 8.928.553 triệu đồng.
Ở chiều ngược lại, tổng chi ngân sách nhà nước (NSNN) tháng 9 ước đạt 111 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 9 tháng đạt 904,6 nghìn tỷ đồng, bằng 65,1% dự toán năm, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, đáng chú ý là chi đầu tư phát triển lũy kế 9 tháng đạt 166,6 nghìn tỷ đồng, bằng 46,6% dự toán năm, tăng 4,1% cùng kỳ năm 2016. Riêng giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) nguồn NSNN ước đạt 53,1% dự toán năm (cùng kỳ năm 2016 đạt 56% dự toán); vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân đến nay chỉ đạt khoảng 3,5 nghìn tỷ đồng, bằng 7% dự toán năm.
Chi thường xuyên lũy kế 9 tháng đạt 659,25 nghìn tỷ đồng, bằng 73,6% dự toán năm, tăng 7% so cùng kỳ năm 2016.
Như vậy, cân đối ngân sách nhà nước đến hết tháng 9/2017, bội chi ngân sách Trung ương khoảng 69% dự toán năm, ngân sách địa phương chênh lệch thu lớn hơn chi.
Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong 9 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã bám sát, thực hiện có hiệu quả các giải pháp tài chính nhằm tăng cường quản lý thu, chi NSNN, nợ công theo các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ được giao năm 2017. Nhờ đó công tác điều hành nhiệm vụ thu, chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả, tăng cường quản lý sử dụng tài sản công. Hệ thống Kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát chi khoảng 531,9 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên và khoảng 161,2 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư phát triển; qua đó đã phát hiện khoảng 12.000 khoản chi chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định và đã yêu cầu đơn vị bổ sung các thủ tục cần thiết; không chấp nhận thanh toán khoảng 47 tỷ đồng.
Lý giải về số chi thường xuyên tăng, ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính phối hợp để kiểm soát việc chi tiêu tiết kiệm hơn, hạn chế các khoản hội họp, khánh tiết, hạn chế thay thế thiết bị… Các Bộ ngành đang tăng cường sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế. Phần tăng chi chủ yếu cho cho các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế .
Ví dụ chi cho giáo dục đào tạo vẫn chiếm 20% tổng chi NSNN. Chi cho an sinh xã hội vẫn tăng cao, dẫn tới chuyển dịch những lĩnh vực chi có thay đổi
Ông Tân cho rằng, các khoản chi đều xuất phát từ thực tiễn, trong 9 tháng vừa rồi phải ứng phó thiên tai bão lũ dịch bệnh lớn, cần có sự hỗ trợ cho khắc phục hậu quả.
“Các khoản chi thường xuyên về quản lý hành chính đang được kiểm soát chặt chẽ hơn trước”, đại diện Vụ Ngân sách nhà nước khẳng định.
Huy Thắng/baochinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã