Học tập đạo đức HCM

Trồng hoa, hái… tiền

Thứ sáu - 02/03/2018 04:55
TPHCM được xem là một trong những TP phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng hiện đại, bền vững. Do đó, để phù hợp với quá trình phát triển và nhu cầu người dân, hiện ở các quận ven, huyện ngoại thành đã có nhiều nông hộ chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng có hiệu quả cao, qua việc phát triển các mô hình trồng hoa, cây cảnh.

Trồng hoa, hái… tiền

Chúng tôi về ấp Bến Đò (phường Long Bình, quận 9) gặp gỡ chàng thanh niên 9x đam mê trồng lan - Lê Hoàng Hưng (sinh năm 1992). Với diện tích 500m² đất, Hưng đã đầu tư 2.000 cây lan dendrobium.
Sau đợt thu hoạch đầu tiên, Hưng kiếm kha khá tiền nên tiếp tục nhân rộng mô hình lên 5.000 cây. Nhận thấy Hưng là người đam mê trồng lan và chí thú làm ăn, Trạm Khuyến nông quận 9 hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư giống thêm cho vườn cây của Hưng, phát triển mô hình.
Trung bình, mỗi tuần Hưng xuất 200 - 250 cây lan cho các thương lái ở TPHCM và các tỉnh - thành khác (Nha Trang, Sa Đéc - Đồng Tháp, Đà Nẵng, Hà Nội); còn những chậu không đạt yêu cầu, anh cắt cành, lặt bông để bán các shop hoa ở chợ Thủ Đức. Với giá trung bình 25.000 đồng/chậu trở lên và 500 - 800 đồng/bông, sau khi trừ chi phí, mỗi tháng Hưng thu được từ 15 - 20 triệu đồng. 
Còn ở huyện Bình Chánh, anh Trương Bá Hầu (ngụ ấp 3, xã Tân Quý Tây) là người chuyên trồng hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu của người dân thành phố mỗi dịp tết đến. Anh Hầu kể, gia đình từ trước đến giờ chủ yếu làm nông với cây lúa là chính. Nhưng trồng lúa không có thu nhập cao, nên anh đã chuyển 2.000m² đất sang trồng cây cảnh, hoa tết. Không tính những khoản bán hoa lai rai ở mỗi tháng, cứ vào dịp cuối năm anh thu được 70 - 100 triệu đồng từ việc bán hoa, cây cảnh.
Anh nói: “Từ khi chuyển sang nghề này, gia đình có thu nhập khá hơn nhiều so với trước. Hàng ngày, hai vợ chồng cùng nhau chăm sóc vườn cây, lâu dần cảm thấy như bị cuốn hút vào cái nghề này. Đây không chỉ là nguồn thu nhập chính, mà còn giúp mỗi thành viên trong gia đình yêu thiên nhiên, yêu đời hơn, nhất là vào mỗi sáng được tận mắt ngắm nhìn hoa cỏ”.
Góp thêm mô hình hay, hiệu quả từ việc trồng hoa, cây cảnh còn có mô hình lan mokara cắt cành (ảnh) của thầy giáo dạy nghề lái xe Bùi Xung Phong (ngụ ấp Bình Thượng 1, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi). Anh Phong cho biết, với diện tích 2.000m²/3.000 cây lan mokara, một tuần anh xuất bán 2 lần, mỗi lần trung bình 500 cành, với giá ổn định từ 5.000 - 7.000 đồng/cành, sau khi trừ chi phí, anh thu được gần 15 triệu đồng/tháng. Thời gian đến, anh sẽ đầu tư thêm 2.000 - 3.000 cây để tận dụng khoảng đất trống xung quanh nhà, vừa giúp tăng thu nhập vừa được “sống với tình yêu lan” của mình. 
Từ những mô hình trên cho thấy, trồng hoa và cây cảnh đã làm thay đổi diện mạo các vùng nông thôn, giúp nông dân TPHCM có thu nhập và từng bước đi lên làm giàu trong quá trình đô thị hóa như hiện nay. Đây còn được xem là chương trình phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp TP, trở thành nền nông nghiệp đô thị sinh thái, bền vững và hiệu quả trong thời kỳ mới.

Tác giả bài viết: THỤC ĐOAN

Nguồn tin: www.sggp.org.vn

 Tags: phát triển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay86,142
  • Tháng hiện tại269,961
  • Tổng lượt truy cập97,498,142
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây