Học tập đạo đức HCM

'Trồng rau an toàn sinh học' để nói không với thực phẩm bẩn

Thứ năm - 31/05/2018 21:18
Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với thực phẩm bẩn”, đáp ứng nhu cầu thị trường về thực phẩm sạch, Hội LHPN xã Hồng Việt, huyện Hòa An (Cao Bằng) đã chỉ đạo Chi hội Vò Rài thực hiện mô hình điểm về trồng rau an toàn.
rau-an-toan.jpg
Thăm mô hình trồng rau hữu cơ an toàn của Chi hội Vò Rài
Hồng Việt là vựa rau của huyện Hòa An, là nơi chuyên cung cấp rau với số lượng lớn ra thị trường huyện và thành phố. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, nhiều bà con đã sử dụng chất kích thích, hóa học làm ra những sản phẩm rau không an toàn.
 
Từ năm 2016, nhận thấy nhu cầu về thực phẩm sạch trên thị trường tăng, Chi hội phụ nữ xóm Vò Rài đã bàn nhau thành lập nhóm trồng rau an toàn sinh học để cung ứng cho thị trường. Công ty Khoáng sản và Thương mại Tiến Hiếu đã mở lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 23 hội viên trong chi hội.
 
Sau khi thống nhất phương thức, cách làm và được công ty cung cấp vật tư, phân bón đầy đủ, kịp thời, chị em đã triển khai trồng rau trên diện tích 1 ha với phương châm “sản xuất rau phải thực sự an toàn”.
 
Diện tích trồng rau an toàn sinh học khác hoàn toàn với cách canh tác truyền thống, đó là: Không trồng rau trên vùng đất ô nhiễm, không tưới nước bẩn, phân tươi cho rau, sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh. Loại phân bón đảm bảo an toàn sẽ giúp cây sinh trưởng và phát triển, có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt, mức độ nhiễm sâu, bệnh hạn chế ở mức thấp. Do đó, chị em sẽ không cần sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn cho ra sản phẩm rau chất lượng.
 
Vụ canh tác đầu tiên, dưới sự hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật của cán bộ khuyến nông và thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn, quy định để đảm bảo rau giống được gieo trồng cùng thời điểm, cùng giống cây, cùng kỹ thuật, cùng sử dụng các chế phẩm vi sinh. Từ đó đến nay, theo từng mùa vụ, các thành viên trong nhóm tiến hành trồng rau hữu cơ đạt hiệu quả cao, luôn duy trì được rau cung ứng cho thị trường theo mùa.
 
Mô hình rau an toàn sinh học của nhóm hội viên phụ nữ xóm Vò Rài là mô hình cần được quan tâm nhân rộng. Tuy nhiên, để hình thành các vùng sản xuất rau an toàn, điều tiên quyết phải nâng cao nhận thức của người sản xuất về tầm quan trọng của thực phẩm sạch đối với sức khỏe con người để mỗi người sản xuất tự ý thức thay đổi tập quán, thói quen canh tác.

Nguồn tin: phunuvietnam.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập263
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại820,084
  • Tổng lượt truy cập90,883,477
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây