Học tập đạo đức HCM

Người phụ nữ đảm đang kiếm 500 triệu đồng mỗi năm từ vườn cây ăn quả

Thứ sáu - 01/06/2018 04:31
Thấy chúng tôi bán tín, bán nghi về con số thu nhập gần 500 triệu đồng mỗi năm từ việc bán đu đủ, chuối cau trong khu khu vườn trồng "lung tung" , ông Nguyễn Chí Cường - cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Phú Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long hăm hở dẫn chúng tôi đến nhà bà Đoàn Thị Thu Hà để chứng minh con số vừa nêu.

Nữ nông dân thời @

Trên đường đi, ông Nguyễn Chí Cường hào hứng kể: “Tuy là phụ nữ, chớ chị Hà làm ăn không thua kém đàn ông đâu nghe. Chị này tính toán rất khoa học, nắm bắt tốt thị trường, lại cần cù, chịu khó, chí thú làm ăn. Ai cần học hỏi việc trồng đu đủ, chuối cau thì cứ đến tìm, chị Hà luôn sẵn lòng hướng dẫn kinh nghiệm rất tận tình”.

Bà Đoàn Thị Thu Hà bên những cây đu đủ thu hoạch sắp tàn vụ. Ảnh: A.T
Bà Đoàn Thị Thu Hà bên những cây đu đủ thu hoạch sắp tàn vụ. Ảnh: A.T

Bà Thu Hà là người dễ vào câu chuyện làm ăn. Bà kể: “Thời buổi “a còng”, mình phải đi trước người khác một bước về trồng cây gì, nuôi con gì thì may ra mới kiếm được đồng tiền. Chớ chưa tính toán kỹ lưỡng mà đã vội vàng chạy theo người khác thì khó khăn hoài. Năm 2016, gia đình tôi có thu nhập xấp xỉ gần 800 triệu đồng từ 4 nguồn thu chủ lực trên diện tích 27 công đất trồng gồm ớt sừng trâu Nam Phi, chuối cau, đu đủ, cam sành. Năm 2017, thời tiết có chút bất lợi, nguồn thu nhập có giảm so với năm 2016 nhưng cũng được xấp xỉ 600 triệu đồng”.

 
Mỗi tháng bà Thu Hà bán ra 1.400-1.600 nải chuối cau, trừ chi phí còn lãi gần 20 triệu đồng.
Mỗi tháng bà Thu Hà bán ra 1.400-1.600 nải chuối cau, trừ chi phí còn lãi gần 20 triệu đồng.

Thấy chúng tôi có vẻ ngạc nhiên về những con số ấn tượng này, bà Thu Hà lý giải: “Trước đây tôi trồng chuyên canh 27 công cam sành. Những năm trở lại đây thấy giá cam bấp bênh nên tôi chỉ để lại 8 công. Số đất còn lại tôi trồng ớt sừng trâu Nam Phi xen với cây mãng cầu xiêm, chuối cau, đu đủ. Nhiều người nói tôi tham, trồng ôm đồm quá, nhưng cách trồng này có cái hay là giảm được chi phí phân thuốc, đỡ phần độc hại mà thu nhập lại tăng lên khá nhiều. Năm 2017, tôi bỏ 8 công trồng ớt, thay vào đó là trồng mãng cầu xiêm nên thu nhập giảm đi 30%, nhưng bù lại sẽ có nguồn thu rất lớn từ cây đặc sản này trong những năm tiếp theo bởi chúng đang phát triển xanh tốt. Số mãng cầu xiêm trồng xen trong vườn ớt năm 2016 đã bắt đầu cho trái chiến (quả bói)…

Đa canh nhanh giàu

Hiện nay, mỗi tháng gia đình bà Đoàn Thị Thu Hà thu hoạch 4 lần chuối cau được khoảng 1.400-1.600 nải, giá bán nải loại 1 là 10.000 đồng, loại 2 là 5.000 đồng, trừ chí phí bà còn lãi xấp xỉ 20 triệu đồng. Về đu đủ giống Đài Loan và đu đủ vàng Long An, mỗi tháng bà Hà thu hoạch 5.000kg trái, với giá bán bình quân 6.000 đồng/ký, bà có lãi khoảng 21 triệu đồng.

Nguồn mãng cầu, cam trong khu vườn trồng "lung tung" của gia đình bà Đoàn Thị Thu Hà đang cho thu hoạch lác đác thời kỳ đầu nhưng cũng giúp gia đình bà có thêm được khoảng 100 triệu đồng mỗi năm. Bà Thu Hà ước tính, với tiến độ thu các loại trái cây trong vườn thì năm nay gia đình thu về xấp xỉ 600 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi gần nửa tỷ đồng.

 
Thương lái cặp ghe ghé vườn của gia đình bà Thu Hà để ăn hàng chuối cau chở đi bỏ mối.
Thương lái cặp ghe ghé vườn của gia đình bà Thu Hà để "ăn" hàng chuối cau chở đi bỏ mối.

Ông Võ Văn Tám, ngụ ấp Phú Lợi nhận xét: “Đây là mô hình đa canh rất hiệu quả, có sự tính toán cẩn thận về nhu cầu của thương trường. Gia đình bà Thu Hà sử dụng chủ yếu là phân hữu cơ nên chất lượng các loại trái cây đảm bảo”.

Bà Đoàn Thị Thu Hà bộc bạch: “Trồng trọt bây giờ gay go nhất là khâu tiêu thụ, tìm thị trường và yếu tố giá cả. Mô hình xen canh có cái lợi là mình có phương án dự phòng. Trường hợp dội chợ loại trái cây này thì đã có trái cây khác bù lại. Cạnh đó, cách trồng đa canh, xen canh có ưu điểm là các loại cây có tầng, tán cao thấp khác nhau nên không cạnh tranh nhau về ánh sáng, không cùng hệ dịch bệnh nên không lây lan khi có bệnh phát sinh. Trồng chuối cau và đu đủ sẽ cho trái quanh năm, tạo nguồn thu theo phương thức lấy ngắn nuôi dài để chăm bồi cho 7 công cam sành, 10 công vú sữa Lò Rèn, 3 công mận Hồng Đào, hàng trăm gốc mãng cầu xiêm…

Thương lái cho người vào vườn gia đình bà Thu Hà gom chuối mang xuống ghe.
Thương lái cho người vào vườn gia đình bà Thu Hà gom chuối mang xuống ghe.

Cách nghĩ, cách làm của bà Đoàn Thị Thu Hà đơn giản là vậy nhưng hiệu quả kinh tế cao, tránh tự mình rơi vào tình trạng khốn đốn “trúng mùa - rớt giá” hay “mất mùa – trúng giá”.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,999
  • Tổng lượt truy cập90,883,392
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây