Theo kết quả điều tra của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Lục Ngạn, hiện nay sâu đục cuống quả tiếp tục phát triển gây hại trên các trà vải, nhất là ở những vườn rậm rạp, hại nặng trên trà vải sớm và có hiện tượng sâu gối lứa. Mật độ trung bình 0,2 con/cành, cao từ 3 – 5 con/cành; tỷ lệ gây hại trung bình 0,2%, cao từ 5 – 10%.
Thực hiện bao trái cho vải thiều nhằm hạn chế sâu bệnh. Ảnh: I.T
Giai đoạn sâu non của sâu đục cuống quả là giai đoạn hại mạnh nhất trực tiếp làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả vải. Do đặc điểm sâu non khi nở là trực tiếp từ mặt vỏ trứng đục vào hạt quả và suốt đời sống của sâu non ở trong hạt cho đến khi sâu đẫy sức hóa nhộng mới ra ngoài, vì vậy diệt trừ sâu ở giai đoạn trứng và sâu non đạt hiệu quả không cao nên chủ yếu người dân phải diệt trừ con trưởng thành ở giai đoạn chúng đẻ trứng.
Để phòng trừ sâu đục cuống quả đạt hiệu quả cao, theo chị Giáp Thị Quyên - cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Lục Ngạn, người dân cần thực hiện tốt một số biện pháp như sau: Tạo tán, tỉa cành cho cây vải thiều thông thoáng, kết hợp vệ sinh vườn, thường xuyên thu gom tiêu hủy các quả bị sâu hại.
Tập trung phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu đục cuống quả vải bởi sâu trưởng thành lứa 3 đang ra rộ (có hiện tượng gối lứa) bằng thuốc có chứa một trong các hoạt chất sau: Emamectin, Abamectin, Matrine, Rotenone… Phun đúng nồng độ và liều lượng theo hướng dẫn trên nhãn mác. Thời điểm phun vào chiều mát và phun kỹ vào tán lá, trong tán cây, cành cấp 2, 3. Đối với những vườn có mật độ sâu cao cần phun kép 2 lần, cách nhau 3 ngày để diệt trừ con trưởng thành hiệu quả.
Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, bà con nông dân có thể thực hiện biện pháp bao trái cho quả nhằm tránh sâu bệnh, giảm tỷ lệ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trước khi bao trái cho vải, cần cắt tỉa những cành tăm và những quả bị nhiễm sâu bệnh. Trước khi tiến hành bao trái từ 2 - 4 ngày, cần phun thuốc phòng sâu đục cuống quả và bệnh thán thư để diệt hết trứng, sâu non và nấm bệnh đã tồn tại trên mặt quả. Thời gian tốt nhất để bao trái là trước khi thu hoạch từ 20-35 ngày hoặc sau đậu trái từ 50-55 ngày.
Theo Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã