Học tập đạo đức HCM

Lúa lai 27 P53 'bén duyên' Phủ Quỳ

Thứ bảy - 02/06/2018 12:15
27 P53 là giống lúa lai 3 dòng do Cty Pioneer Hi Bred international (Hoa Kỳ) lai tạo và sản xuất, đã được Bộ NN-PTNT cấp phép sử dụng, đơn vị phân phối giống tại Việt Nam là Cty CP Đại Thành (Bắc Ninh).
09-12-22_hoi_tho_du_bo_ve_giong_lu_27_p53_tren_cnh_dong_hi_loc_x_nhi_loc
Hội thảo đầu bờ giống lúa 27 P53 trên cánh đồng Hải Lộc, xã Nghĩa Lộc

Ông Nguyễn Viết Trung, Trạm trưởng Trạm Trồng trọt & BVTV Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết: Giống lúa 27 P53 đã được gieo trồng thử nghiệm trên đồng đất Phủ Quỳ từ năm 2014, sau đó đã được nông dân nhân rộng. Riêng vụ xuân 2018, Trạm đã cung ứng cho nông dân được 7 tấn giống lúa 27 P53, để bà con gieo cấy được hơn 300ha.

Theo báo cáo của Trạm Trồng trọt & BVTV Nghĩa Đàn, hiện nông dân khắp nơi đang hồ hởi thu hoạch lúa. Huyện Nghĩa Đàn đang gặt 3.500ha lúa các loại. Riêng giống 27 P53 chiếm tới hơn 300ha, trong đó xã Nghĩa Thọ thực hiện cánh đồng mẫu 30ha và 6 xã vùng trọng điểm lúa của huyện, mỗi xã cũng gieo cấy được trên dưới 30ha. Tại xã Nghĩa Thuận, thuộc TX Thái Hòa, vụ này nông dân cũng gieo trồng được 40ha lúa 27 P53.

Sở dĩ Trạm Trồng trọt & BVTV Nghĩa Đàn và Cty Đại Thành phối kết hợp xây dựng mô hình và tổ chức hội thảo đầu bờ tại cánh đồng Hải Lộc là để nông dân Nghĩa Đàn và TX Thái Hòa đánh giá thực trạng về năng suất, chất lượng giống lúa 27 P53. Cũng qua hội thảo, bà con sẽ có dịp chia sẻ cho nhau về những kinh nghiệm trong sản xuất, chăm bón, để năng suất lúa đạt ở mức cao nhất.

Quá trình xây dựng và theo dõi mô hình tại cánh đồng Hải Lộc, xã Nghĩa Lộc, Trạm Trồng trọt & BVTV Nghĩa Đàn đã đưa ra kết quả:

Thực hiện 1 sào (500m2) hết 1,2kg giống lúa 27 P53, trong khi đó các giống khác, bà con đã dùng đến 2kg. Quá trình sinh trưởng và phát triển, giống lúa 27 P53 có các chỉ số như chiều cao thân cây, đường kính gốc rạ, số dảnh hữu hiệu và chiều dài bông đều vượt trội hơn so với các giống lúa truyền thống mà nông dân đang SX trên cùng một cánh đồng.

Đối với sâu bệnh: Tại mô hình giống lúa 27 P53 không bị nhiễm bệnh đạo ôn và sâu cuốn lá, trong khi đó giống đối chứng là Nhị ưu 838 bị nhiễm bệnh đạo ôn từ 5 - 7% và sâu cuốn lá bị từ 1 - 2 con/m2. Bệnh khô vằn và sâu đục thân ở lúa 27 P53 chỉ thấy xuất hiện rải rác, không đáng kể. Nhưng ở giống đối chứng, bệnh khô vằn chiếm từ 3 - 5% và sâu đục thân chiếm tới 1%. Đối với rầy các loại, giống 27 P53 chỉ có từ 30 - 50 con/m2. trong khi đó giống đối chứng đã có từ 70 - 100 con/m2.

Tính về kinh tế, quá trình đầu tư chăm bón giống lúa 27 P53 và Nhị ưu 838 (đối chứng) đều có cùng chế độ, nhưng năng suất lúa 27 P53 thu được 408 kg/sào, còn Nhị ưu 838 chỉ thu được 302 kg/sào. Tính đơn giá lúa 6.000 đồng/kg và, sau khi đã trừ hết chi phí thì giống lúa 27 P53 đã cho thu hoạch lãi ròng được 17.810.000 đồng/ha, giống Nhị ưu 838 cho thu lãi 10.900.000 đồng/ha.

09-12-22_niem_vui_cu_lo_nong_tren_cnh_dong_lu_mo_hinh_triu_bong
Niềm vui của lão nông trên cánh đồng lúa mô hình trĩu bông

Ông Ngô Bá Thanh, cán bộ khuyến nông xã Nghĩa Khánh phát biểu tại hội thảo: Vụ này xã tôi mua được hơn 1 tấn giống lúa 27 P53, qua theo dõi chúng tôi thấy giống dễ ngâm ủ, độ nẩy mầm chuẩn tới 100%, quá trình sinh trưởng rất tốt, để nhánh khỏe, có tính chống chọi với một số sâu bệnh. Năng suất thu được 3,5 - 3,7 tạ/sào, cao hơn so với một số giống khác

Chị Lương ở xã Nghĩa Mỹ (TX Thái Hòa) phấn khởi: "Riêng xóm tôi, vụ này mua 50kg giống 27 P53, gia đình tôi cũng cấy 2 sào nhưng thấy giống này phát triển rất khỏe, lại ít bị sâu bệnh, lúa trổ bông rất đồng đều và chỉ 3 - 5 ngày là cúi hết. Về năng suất giống lúa này đạt tới gần 4 tạ/sào".

Trạm Trồng trọt & BVTV Nghĩa Đàn đề nghị đơn vị cung ứng giống tiếp tục thử nghiệm mô hình giống lúa 27 P53 ở vụ mùa tới đây, để nông dân kiểm nghiệm thêm về năng suất, chất lượng và tính hiệu quả của sản phẩm. Với nông dân, Trạm đề nghị, khi canh tác giống lúa 27 P53 thì phải thực hiện đầy đủ các bước kỹ thuật đúng như cán bộ đã khuyến cáo chỉ dẫn.
HỒ QUANG/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập391
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm388
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại833,525
  • Tổng lượt truy cập90,896,918
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây