Học tập đạo đức HCM

Vận hội mới cho nền nông nghiệp An Giang

Thứ năm - 22/02/2018 08:10
An Giang một tỉnh mang nét đặc trưng của miền Tây Nam Bộ có thiên nhiên trù phú, cảnh quan tươi đẹp của miền quê sông nước, những cánh đồng lúa bát ngát của một nền nông nghiệp với một cơ hội mới.

Từ xưa An Giang có một phần diện tích nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên, người dân nơi đây xây dựng và phát triển cây lúa là chủ yếu, biểu tượng tuyệt vời về sức sống mãnh liệt trong quá trình mở và giữ đất. Ở những vùng ngập nước thì đánh bắt cá, tôm hoặc trồng hoa màu theo hình thức thủ công là chủ yếu, chưa được đầu tư kỹ thuật và còn chưa phát triển.

Cánh đồng lúa xanh bạt ngàn ở An Giang.

Ngày nay nông nghiệp An Giang đẩy mạnh xây dựng công nghệ cao với những bước tiến mới, nhiều giải pháp chiến lược đột phá hơn. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi với định hướng mới trong năm 2018 giảm diện tích trồng lúa, tăng màu, cây ăn trái, phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, tạo ra các giống cây, con có thế mạnh. Với thế mạnh về sự cần cù, bám đất và đam mê nông dân An Giang đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp tỉnh nhà.

An Giang với diện tích cây ăn trái được nâng lên như: Xoài, Cam, Quýt, Chanh, Bưởi đạt năng suất và sản lượng ngày càng phấn khởi trong bà con nông dân. Xoài có chất lượng và giá trị cao như: xoài Đài Loan, cát Hòa Lộc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả với những giải pháp nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi chất lượng, năng suất cao hơn. Thành công lớn nhất là chi phí nuôi giảm, giá bán tăng, tỷ suất lợi nhuận trong việc nuôi cá của bà con An Giang ngày càng cao hơn so với các năm trước. Các mặt hàng cá tra phi lê với kim ngạch xuất khẩu tăng hơn so với các năm.

Vườn xoài nặng trĩu trái

Nông nghiệp công nghệ cao với sự thúc đẩy phát triển, chú trọng đầu tư vào chất lượng sản phẩm, chú trọng sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao như: xoài 3 màu, nuôi heo công nghệ cao... Cơ sở vật chất, nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao để phát triển sản phẩm hàng hóa có năng suất, chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã có những bước hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư, chính sách ưu ái, khuyến khích, liên kết chặt chẽ, bền vững giữa doanh nghiêp và nông dân với các chuỗi hợp tác xã, tổ hợp tác. Từng bước hình thành và mở rộng đội ngũ nhân lực nòng cốt, đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

 

Với những định hướng khả quan cho nền nông nghiệp tỉnh nhà, tận dụng những thế mạnh riêng vốn có và đặc biệt là thực hiện công tác tuyên truyền việc xây dựng một nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một thiết yếu. Cây lúa vẫn là thế mạnh của địa phương, với diện tích xuống giống cả năm đạt từ 633.000-64.000ha. Hoa màu phát triển có giá trị cao như: khoai môn, khoai mì, sen và chăn nuôi theo mô hình trang trại.

Quýt một loại nông sản có giá trị cao của nông nghiệp An Giang

Những sản phẩm bà con nông dân làm ra cũng được chú trọng đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ và các dịch vụ công nghệ cao. Những sản phẩm chủ lực được nhân rộng, gắn kết đã quy hoạch không còn nhỏ lẻ, đại trà từng bước hình thành và phát triển các thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Bên cạnh đó, xây dựng thế và lực cho chuỗi giá trị, quản lý chất lượng nông sản cũng đang được nghiên cứu theo hướng thích hợp hơn.

Xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, tạo một bước đột phá mới cho tỉnh nhà với những cơ hội phát triển vững vàng hơn cho An Giang giàu mạnh, ổn định.

Hồng Muội/ Gia đình và Pháp luật


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập559
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm556
  • Hôm nay69,150
  • Tháng hiện tại774,263
  • Tổng lượt truy cập90,837,656
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây