ảnh minh họa
Theo Bộ NN&PTNT, toàn quốc hiện có gần 11.700 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTX) với hơn 4,1 triệu thành viên. Tuy nhiên, mới chỉ có chưa đến 200 HTX nông nghiệp có ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Trong đó, HTX trồng trọt, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với 85,49%, số HTX còn lại, sản xuất phổ biến nhất trong các lĩnh vực rau, trái cây, hoa, chăn nuôi gà, lợn và thủy sản.
Theo khảo sát, sau khi ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp, nhiều HTX đã cho thấy hiệu quả rất rõ rệt. Cụ thể như: HTX nho Evergreen (Ninh Thuận) đã áp dụng kỹ thuật bao trái bằng túi ni lông trên diện tích 100ha; HTX Tân Nông Phát (Bình Dương) áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, nhà lưới đã tiết kiệm được nguồn nước, giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật qua đó đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tại tỉnh Lào Cai, một số HTX trồng rau, hoa quả cũng bắt đầu tham gia sản xuất ứng dụng công nghệ cao, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế mang lại khá rõ rệt, không chỉ giảm được nhiều nhân công mà còn giúp tăng được năng suất lên đáng kể.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp cũng là một định hướng quan trọng mà một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp quan tâm.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội (HCEM) chia sẻ, một trong những định hướng nghiên cứu trọng tâm năm 2018 của HCEM là ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hóa trong nông nghiệp công nghệ cao.
Trên cơ sở lợi thế là cơ sở đào tạo nghề chất lượng cao và là đối tác của rất nhiều tập đoàn cơ khí, công nghệ, tự động hóa lớn trên thế giới như: Denso, Festo, Piaggio, KNX Association… năm 2018 HCEM quyết định đặt chân vào lĩnh vực nông nghiệp với định hướng phát triển các ứng dụng, sản phẩm nông nghiệp thông minh.
Cụ thể, HCEM tập trung vào nghiên cứu, phát triển hệ thống điều khiển tự động hóa trong nông nghiệp công nghệ cao, bao gồm cả chăn nuôi và trồng trọt. Trên cơ sở các chỉ số ngành, các kết quả, quy trình khoa học đã được công bố và kiểm chứng uy tín, HCEM sẽ tiến hành lập trình, thiết kế để làm sao tự động hóa, tối ưu hóa ở mức độ cao nhất.
Mọi chỉ tiêu về không khí, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, chế độ cho ăn, dinh dưỡng sẽ được cụ thể hóa bằng các lập trình, phần mềm để hạn chế tối đa việc phải sử dụng lao động trực tiếp. HCEM đặt mục tiêu trong năm 2018 sẽ cho ra mắt một loạt mô hình, quy trình nông nghiệp thông minh trong chăn nuôi và trồng trọt.
Thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo huy động gói tín dụng thương mại 100.000 tỷ đồng, khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn
Tác giả bài viết: PHƯƠNG MINH - ANH QUANG
Nguồn tin: baodansinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã