“Thả nuôi từ tháng 7-2016, trên 27.000m2 đất, với lượng tôm giống 27.000 con (mật độ 10 con/m2), được Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư tỉnh và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện hỗ trợ, đầu tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật nên từ trước Tết đến nay, tôi thu hoạch hơn 500kg tôm, với giá 180 ngàn đồng/kg (tôm loại 24 - 25 con/kg), coi như cũng gần lấy được vốn bỏ ra rồi” - ông Phạm Văn Xứng bộc bạch.
Theo ông Xứng, đã có nhiều địa phương trong huyện áp dụng thành công (mô hình tôm - lúa ở Mỹ An, An Nhơn) nhưng đối với xã, mô hình này là mới. Tôi cũng mới bắt đầu nuôi tôm càng xanh toàn đực trong ao, nhưng theo nhận xét của anh em kỹ thuật, tỷ lệ tôm sống đạt rất cao; chỉ sau 6,5 tháng là có thể thu tỉa với trọng lượng từ 24 - 25 con/kg. Qua thăm dò thực tế từ khẩu phần ăn, ước sản lượng đạt gần 1.300kg/27.000m2. Mô hình này rất dễ nuôi, an toàn, ít rủi ro, bảo vệ môi trường, phù hợp với quy hoạch ngọt hóa của địa phương hơn nuôi tôm thẻ.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Phan Duy Lê cho biết, ông Phạm Văn Xứng là người mạnh dạn tiên phong trong các phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Mô hình có thể nói rất thành công. Với vai trò của Hội Nông dân xã, chúng tôi đã tham mưu với cấp ủy Đảng và chính quyền nhân rộng mô hình này, tiến lên thành lập tổ hợp tác, bước đầu đã có 5 hộ trong ấp Quí Thế đăng ký tham gia.
Đàn bò của một thành viên trong Tổ chăn nuôi bò sinh sản trên địa bàn xã Quới Điền.
Ngoài mô hình nuôi tôm càng xanh khá thành công, ấp Quí Thế còn có mô hình nuôi bò sinh sản, đã thành lập tổ hợp tác vào năm 2013 (14 thành viên) thu hút 31 thành viên. Bình quân mỗi thành viên nuôi từ 2 - 6 con bò cái sinh sản. Tổ trưởng Trần Văn Nở cho biết, đến nay, tổ có gần 60 bò cái giống, 6 con cái dự bị, 25 bê con. Hàng quý đều tổ chức họp để thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi cho các thành viên trong tổ. Ông Nở cho rằng, vào tổ hợp tác, bà con được tập huấn chuyển giao kỹ thuật, được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi và không bị thương lái ép giá như trước đây.
Riêng ấp Quí Đức A có mô hình chăn nuôi dê sinh sản, vỗ béo, đã thành lập tổ hợp tác, với 24 thành viên tham gia. Chủ tịch Hội Nông dân xã Phan Duy Lê cho biết, nếu như ấp Quí Khương có tổ hợp tác sản xuất lúa giống và mô hình chăn nuôi gà sinh học (gà thả vườn), ấp Quí Thế mạnh về chăn nuôi bò sinh sản thì ấp Quí Đức A và B rất mạnh về chăn nuôi dê. Gần như hộ nào trong ấp cũng nuôi từ 2 đến vài chục con. Nuôi dê hiện nay rất ổn định bởi giá cả, phù hợp với điều kiện tự nhiên, tăng đàn nhanh, ít rủi ro. Về lượng thức ăn, kể từ gần ba năm nay, phong trào chăn nuôi trong dân nở rộ, diện tích đất kém hiệu quả, đất bìa chéo, bờ ao tôm, vườn dừa… đều được bà con cải tạo, tận dụng, trồng chuyên cỏ để chăn nuôi, cá biệt có hộ còn thuê thêm đất, hoặc chuyển hẳn diện tích đất trồng lúa sang trồng cỏ chăn nuôi bò, dê rất có hiệu quả.
Thành Lập
Nguồn tin: Báo Đồng Khởi
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã