Học tập đạo đức HCM

Anh Nông dân vượt khó làm giàu từ cánh đồng hoang

Thứ tư - 08/07/2020 03:24
Tiếng máy cày xình xịch trong đêm, ánh đèn pha loang loáng dưới ánh trăng rằm... Hỏi chuyện, những người dân trong thôn nói ngay: "Anh Xuân đang tranh thủ cày đêm cho kịp thời vụ gieo trồng đấy... Đó là một người hay lam hay làm, chịu khó và đã chinh phục được đồng đất quê hương để làm giàu chính đáng".

Học xong lớp 12, cuộc sống gia đình khó khăn, không có tiền để tiếp tục  học lên đại học, anh Võ Tá Xuân quyết định rời quê hương xã Thạch Hạ (TP.Hà Tĩnh) vào Tây Nguyên lập nghiệp. Sau 8 năm trời loay hoay làm đủ nghề để mưu sinh, từ bán kem dạo, đi buôn đồng nát đến trồng cà phê..., nghề nào cũng vất vả, cực nhọc mà đều có điểm chung là không giúp cuộc sống của anh khá giả được. Sau một thời gian suy nghĩ, anh Xuân quyết định đưa vợ con về quê để gây dựng lại cuộc sống trên chính mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình.

Ban đầu chỉ với 5 sào ruộng khoán, nuôi thêm đàn vịt đẻ nghìn con, dù chưa hết vất vả nhưng cuộc sống và kinh tế gia đình anh cũng dần ổn định. Bước ngoặt đến với anh Xuân vào năm 2017. Khi đó, phong trào xây dựng nông thôn mới ở xã Thạch Hạ được chính quyền và nhân dân triển khai rầm rộ, trong đó có mục tiêu nâng cao thu nhập của người dân. Anh Xuân cũng không đứng ngoài cuộc. Thấy cánh đồng Ghè ở thôn nhà rộng cả trăm ha bỏ hoang, lau lách mọc um tùm, anh Xuân nảy ý định chinh phục nó để làm giàu. Nghĩ là làm, anh  mạnh dạn đề xuất với chính quyền địa phương xin thuê lại một vùng đất tại đây để đầu tư sản xuất. Ủng hộ ý tưởng của anh Xuân, UBND xã Thạch Hạ đã bàn và tổ chức họp dân, thống nhất để gia đình anh Xuân thuê lại ruộng đã có giấy chứng nhận của bà con với giá 200.000 đồng/sào/năm.

Từ sự ủng hộ ấy, vợ chồng anh Xuân ngày ngày đến từng hộ để vận động bà con cho mình thuê lại ruộng đất. Bà con đồng tình ngay, vì đồng bỏ hoang, giờ có người thuê thì mình có tiền... Vậy nên ngay vụ mùa 2017, gia đình anh Xuân đã thuê được 20ha đất. Có đất, anh quyết định làm ăn lớn và bài bản với việc đầu tư mua máy cày, máy bơm, đào đắp hồ đập, hệ thống tưới tiêu, xây dựng chuồng trại... Tiếp đó, được bao nhiêu vốn liếng tích trữ từ bán lúa, bán vịt, cộng thêm vay mượn của gia đình và bạn bè, anh Xuân dồn hết để mua sắm nông cụ, lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu...

Lãnh đạo xã Thạch Hạ kiểm tra động viên gia đình anh Võ Tá Xuân 

Trời và đất không phụ lòng người có quyết tâm, trên vùng đất 20ha ấy, vợ chồng anh Xuân đã đổ xuống không ít mồ hôi, công sức... Vụ Đông Xuân 2018 - 2019, gia đình anh thu về 50 tấn thóc và được doanh nghiệp mua ngay tại ruộng vì thóc đẹp, chất lượng đồng đều, tổng thu được 300 triệu đồng. Trừ hết các chi phí đầu tư sản xuất, anh Xuân lãi hơn 100 triệu đồng.

Bận bịu với cánh đồng 20ha, vợ chồng anh Xuân vẫn duy trì đàn vịt đẻ 1.000 con. Mỗi ngày đàn vịt cho thu 700 trứng, anh chị có thêm khoản lãi 700.000 đồng. Chưa hết, anh chị còn cố gắng để tăng thu nhập với việc nuôi thêm 2.000 vịt thịt nuôi thả trên đồng, 200 con gà. Cùng với đó, anh Xuân thả nuôi cá ở hệ thống mương trên cánh đồng 20ha, mỗi lứa cá cũng thu được hàng chục triệu đồng.

Đàn vịt của gia đình anh Võ Tá Xuân

Nhắc chuyện anh Xuân đưa máy xuống ruộng cày đêm, anh cười vui vẻ cho hay: "Tôi tranh thủ thời gian nông nhàn để cày thuê cho các hộ dân trong xã và các xã lân cận, vừa giúp bà con đỡ công vất vả mà mình lại có thêm thu nhập".

Hỏi chuyện làm ăn gần đây thế nào, anh Xuân không giấu diếm cho hay: Vụ Đông Xuân 2019- 2020, gia đình anh thu về trên 60 tấn thóc. Tiền bán thóc và bán vịt, gà, cá, gia đình có thu nhập trên 200 triệu đồng.

Chia sẻ về những tháng ngày nỗ lực làm ăn và làm giàu trên đồng đất quê nhà, anh Võ Tá Xuân cho rằng: “Thành công bước đầu ấy không thể không nhắc đến sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương. Đặc biệt là nhờ Nghị quyết 123 của HĐND tỉnh nên gia đình tôi đã được hỗ trợ một phần kinh phí để cải tạo ruộng đất, phá bỏ bờ vùng, bờ thửa, đào đắp hệ thống thủy lợi và làm giao thông nội đồng. Thú thật thấy đất đai bị bỏ hoang, là một người làm nông, tôi rất xót xa. Sự hỗ trợ của chính quyền, sự ủng hộ của bà con trong xã đã giúp gia đình tôi quyết tâm biến một vùng đất hoang hóa hàng chục năm trở thành một vựa lúa. Tôi tin những năm tới, gia đình tôi sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng/vụ trên vùng đất này"

Tìm hiểu thêm chúng tôi mới biết, ở xã Thạch Hạ, không riêng hộ anh Võ Tá Xuân mà còn có hộ anh Trần Văn Hồng, hộ anh Nguyễn Đăng Năm và nhiều hộ khác cũng đã tích tụ được hàng chục ha đất để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, hiện đại, bước đầu áp dụng khoa học công nghệ...

Từ cánh đồng bị bỏ hoang hóa gần chục năm nay, giờ đây Đồng Ghè đã mang một sức sống mới

Thành công ban đầu của anh Xuân, anh Hồng, anh Năm... cho thấy Nghị quyết 123/2018 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh thực sự đã là luồng gió mới, bệ đỡ cho người dân chủ động và tự tin làm giàu trên mảnh đất của mình. Từ bệ đỡ ấy, nếu hộ dân, tổ chức, đơn vị nào cũng quyết tâm, dám nghĩ, dám làm như trường hợp anh Võ Tá Xuân thì tin rằng sẽ bớt đi những cánh đồng bị bỏ hoang, làng quê sẽ sôi động hơn trong phong trào thi đua sản xuất kinh doanh và thu nhập của người dân sẽ được nâng cao hơn, góp phần hiệu quả trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Bài, ảnh: Từ Công Hải/https://hatinhcity.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay32,472
  • Tháng hiện tại1,012,097
  • Tổng lượt truy cập91,075,490
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây