Học tập đạo đức HCM

Bến Tre: Hợp tác “4 nhà” trong tìm kiếm giải pháp phát triển cây trồng bền vững do hạn mặn

Thứ bảy - 13/06/2020 12:02
Nhằm tìm kiếm giải pháp cho cây trồng sống chung bền vững với hạn mặn và biến đổi khí hậu, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo “Giải pháp khắc phục thiệt hại cho cây trồng trước - trong và sau hạn mặn năm 2020”.

Tham dự hội thảo có ông Trần Ngọc Tam , Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, ông  Bùi Văn Lâm, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện các sở ban ngành liên quan, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, Hội Nông dân, Câu lạc bộ nhà nông, nông dân sản xuất giỏi các huyện, thị thành trong tỉnh; Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase), đơn vị hỗ trợ chính về phân bón cho nông dân khôi phục sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ bền vững và  trên 300 đại biểu, đại diện cho “4 nhà”, gồm Nhà nước – Nhà khoa học– Nhà nông - Doanh nghiệp.

3.jpg
Đại diện “4 nhà” chủ tọa hội thảo.

Tham luận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Diễn biến thời tiết ngày càng khốc liệt và kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu, lan rộng ra toàn tỉnh, có thời điểm nước mặn đo được trên các sông lên trên 10 phần ngàn. Ước thiệt hại trên cây trồng và vườn cây ăn trái đến nay trên1.240 tỷ đồng. Nhiều loại cây trong vùng nhiễm mặn dù chưa có biểu hiện ảnh hưởng như cây dừa nhưng chắc chắn sẽ bị tác động lớn. Trong khó khăn, nhiều nhà nông, tổ hợp tác tiếp thu tốt và ứng dụng sáng tạo thông tin tuyền truyền, phát triển nhiều mô hình mới, thích ứng tốt với điều kiện khắc nghiệt.

Quá trình khảo sát tìm giải khắc phục thiệt hại trên cây trồng trước biến đổi khí hậu, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phát hiện, bên cạnh nhiều vườn cây bị thiệt hại do nhiễm mặn, vẫn có những vườn cây xanh tốt, phát triển và cho trái bình thường. Trong đó có nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng rất nhạy cảm với thời tiết như: Sầu riêng, chôm chôm, măng cụt... Hiện các chủ vườn đang thu hoạch với năng suất, chất lượng đạt 90% so với bình thường, dù đang nằm trong vùng nhiễm mặn cao. Kết quả này là do trước đó chủ vườn đã sử dụng phân bón hưu cơ Con Voi Bình Dương (10 tấn/ha) theo quy trình nông nghiệp hữu cơ chất lượng cao do cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần Nước- Môi trường Bình Dương hướng dẫn.

1.JPG
 
Vườn sầu riêng ông Huỳnh Văn Bò (Tư Bò), tổ 2, ấp Bình An, xã Hoàng Nghĩa, huyện Chợ Lách phát triển, cho trái bình thường dù đang trong vùng nhiễm mặn nhờ trước đó sử dụng phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương và quy trình canh tác hữu cơ.

Ông Lao Văn Trường, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Bến Tre, cho biết: “Qua khảo sát của Hội Nông dân các cấp thấy, các nhà vườn sử dụng phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương kết hợp quy trình sản xuất hữu cơ như tủ gốc, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng thì các vườn cây vẫn xanh tốt, ra hoa, kết trái như bình thường, dù đang trong vùng bị nhiễm mặn cao. Tới đây, khi mưa xuống, sẽ tiếp sức cho các vườn cây này tiếp tục phát triển”. 

Các tham luận của các nhà khoa học và nhà nông có chung góc nhìn: Hạn mặn, diễn biến thời tiết cực đoan sẽ tiếp tục tái diễn. Bên cạnh các giải pháp công trình, quy hoạch do Nhà nước triển khai thì nhà nông cần chủ động chuyển đổi giống, cây trồng phù hợp với từng vùng đất. Quá trình canh tác cần bám sát diễn biến thời tiết, thường xuyên đo độ mặn để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Nền tảng nông nghiệp hữu cơ kết hợp ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất là giải pháp vừa phù hợp tự nhiên, vừa giúp cây trồng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cây trồng bền vững trước diễn biến thời tiết cực đoan và đổi khí hậu.

Các nhà khoa học khuyến cáo: Trong quá trình xử lý giải mặn, phục hồi vườn cây theo quy trình nông nghiệp hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng thuốc, hóa chất để phòng ngừa nấm bệnh. Vì thuốc, hóa chất sẽ tiêu diệt “sự sống” trong đất, tiếp tục gây mất cân bằng sinh thái, không phù hợp với đặc điểm nông nghiệp hữu cơ.

4.JPG
 
Cần duy trì sự sống cho cây trong thời gian nhiễm mặn bằng cách tưới phun sương trên lá vào buổi sáng.

Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase), chia sẻ: Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu trước diễn biến thời tiết cực đoạn và biến đổi khí hậu. Biwase là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về nước sạch và môi trường nên rất ổn định về nguồn nguyên liệu cũng như giá thành. Phân bón Con Voi Bình Dương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép lưu hành toàn quốc. Mô hình nông nghiệp hữu cơ sử dụng phân bón Con Voi Bình Dương đã cho kết quả rất tốt trên các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp, cây lúa từ miền Trung, Tây Nguyên đến Đồng bằng sông Cửu Long. Sản lượng phân bón hiện nay do Biwase sản xuất đã đạt ngưỡng công suất. Nhưng trước tình hình nhiễm mặn ngày càng lan rộng và khó khăn của nông dân tỉnh nhà, Biwase quyết định hỗ trợ bà con nông dân theo hướng trả chậm để góp phần giảm thiểu khó khăn, đồng thời chứng minh hiệu quả của phân bón Hữu cơ Con Voi Bình Dương đối với cây trồng và nền nông nghiệp hữu cơ.  Biwase đến đây không vì mục tiêu kinh doanh mà vì nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội và sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp hữu cơ.

2.jpgÔng Trần Ngọc Tam, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre (3 từ phải sang) tặng  Bằng khen cho Ban lãnh đạo Công ty Biwase về thành tích hỗ trợ tỉnh Bến Tre khắc phục hạn mặn, khôi phục cây trồng trước trong và sau hạn mặn.

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Trần Ngọc Tam, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre bày tỏ tình cảm và cảm ơn Ban tổ chức đã kịp thời tổ chức hội thao tìm giải pháp ứng phó hiệu quả, lâu dài với diễn biến thời tiết cực đoạn. Tham luậ của nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp tại hội thảo là rất thiết thực, đúng chủ trương của tỉnh là phát triển xanh, sạch, hữu cơ, chung sống hòa bình với thời tiết và biến đổi khí hậu. Hợp tác “4 nhà” gồm Nhà nước – Nhà khoa học – Doanh nghiệp – Nhà nông trong nâng cao chất lượng và giá trị nông sản trên thị trường; ứng phó với thời tiết cực đoạn, triển kinh bền vững đã được chứng minh hiệu quả. Tỉnh Bến Tre kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành có chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, nông dân bị ảnh hưởng bởi hạn mặn; đồng thời có cơ chế ưu đãi về vốn vay, ưu đãi lãi suất, thuế nhằm giúp tỉnh Bến Tre nói riêng và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung khắc phục hậu quả hạn mặn, hướng đến phát triển bền vững.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm399
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại817,860
  • Tổng lượt truy cập90,881,253
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây