Sở NNPTNT Tỉnh Quảng Nam cho biết, trong những năm qua, các địa phương cấp xã, huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã chủ động sắp xếp lại các vùng sản xuất. Đồng thời, tỉnh hướng dẫn bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học về giống, phương thức canh tác, chủng loại cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng, thị trường và đặc biệt thích ứng với biến đổi khí hậu đã đem lại hiệu quả kinh tế khá.
Được biết, từ năm 2017 đến 2019, toàn tỉnh Quảng Nam có diện tích đã chuyển đổi được là 2.271ha (năm 2017: 651,5ha; 2018: 704,5ha ; 2019: 915,0ha). Theo đó, đất chuyển đổi chủ yếu là những chân ruộng sản xuất 01 vụ lúa, ruộng nước trời và các loại cây trồng được chuyển đổi khá đa dạng.
Đối với vùng đồng bằng, trung du thì cây trồng chuyển đổi chủ yếu là: lạc, ngô, dưa hấu, rau các loại... Riêng với vùng miền núi, cây trồng chuyển đổi chủ yếu là: Cây dược liệu, cây ăn quả như: chuối, bưởi…
Đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam cho thấy, nhìn chung, cây trồng trong mô hình chuyển đổi đều cho năng suất cao và lợi nhuận tăng từ 20-30% so với sản xuất lúa trong cùng thời vụ, trên cùng chân đất.
Được biết, năm 2020, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lúa sang các loại cây khác là 810ha, trong đó chuyển trồng cây hằng năm 686ha, chuyển trồng cây lâu năm 120ha...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã