Cây sung biểu tượng tâm linh của dân làng
Nằm cách trung tâm thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) gần 10 km, cây sung lạ cho ra quả quanh năm ở xóm 2, xã Mai Sơn, huyện Yên Mô đang được người dân nơi đây chăm sóc, bảo vệ, coi như biểu tượng tâm linh của dân làng.
Cây sung kỳ lạ ở tỉnh Ninh Bình cho quả quanh năm, không ai dám hái lá, quả để ăn. Ảnh: Vũ Thượng
Theo người dân xóm 2 cho biết, cây sung đã gắn bó với người dân như máu thịt, trải qua hàng trăm năm với những khắc nghiệt của thời gian, đã từng chịu rất nhiều trận bom đạn dội xuống trong những năm tháng chiến tranh, cây vẫn sừng sững, tỏa bóng mát che chở xóm làng.
Ngay từ đầu đường lớn xã Mai Sơn (huyện Yên Mô) đã có biển chỉ dẫn người dân vào tham quan cây sung. Ảnh: Vũ Thượng
Trò chuyện với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Hoàng Xuân Tới (sinh năm 1954, xóm 2, xã Mai Sơn) nói: "Tôi lớn lên đã thấy cây sung mọc ở đây rồi, theo cha tôi kể lại. Cây sung này mọc trước khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta".
Cây sung tại xã Mai Sơn, huyện Yên mô cho quả quanh năm nhưng không ai dám hái về ăn. Ảnh: Vũ Thượng
"Lúc đó, quân lính Pháp sang Việt Nam và có đóng quân ở đây, chúng tiến hành xây dựng các lô cốt và có chặt phá cây sung, nhưng không hiểu sao sức sống cây sung vẫn mãnh liệt không bị chết mà còn mọc nhiều cành, ngày càng cao lớn hơn", ông Hoàng Xuân Tới kể thêm.
Cũng theo ông Tới, hằng ngày ông chăm sóc, bảo vệ cây sung "độc" này như chính bản thân mình. Cây sung có ý nghĩa rất lớn không chỉ riêng cá nhân ông mà chung với cả dân làng về sức sống mãnh liệt không khuất phục trước mọi khó khăn.
Quả mọc chi chít không ai dám hái ăn
Quan sát của phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, cây sung được cho là độc lạ ở Ninh Bình bởi ngay từ dưới mặt đất, cây sung đã chia thành 5 cành lớn, với lớp vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Các cành nhỏ, phiến lá non và chùm quả với các sợi lông cong xuống hay được che phủ rậm rạp bằng lông tơ mềm màu trắng.
Cây sung kỳ lạ ở tỉnh Ninh Bình quả mọc từ gốc lên tới tận ngọn. Ảnh: Vũ Thượng
Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn trên thân, đôi khi ở nách lá trên các cành non hay trên các cành nhỏ không lá đã già, mọc thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín, hình quả lê.
Cây sung mọc từng chùm quả, với thân vỏ màu nâu ánh xám. Ảnh: Vũ Thượng
Mặc dù, cây sung này quả mọc chi chít, có quả quanh năm nhưng không ai dám hái ăn có thể đây là sự tôn nghiêm, trân quý về sức sống kỳ lạ mà trong những năm tháng chiến tranh, cây vẫn sừng sững, tỏa bóng mát che chở xóm làng.
Với sức sống mãnh liệt, cây sung này được cho là báu vật của dân làng. Anh: Vũ Thượng
Ông Hoàng Ngọc Trung (sinh năm 1955, xóm 2, xã Mai Sơn) tâm sự: "Cây sung này đối với chúng tôi coi như một báu vật, một minh chứng sống từ thời Pháp thuộc và trường tồn đến muôn đời sau. Ở đây từ người già, đến trẻ nhỏ đều không ai dám tự ý hái quả để về ăn nếu chưa làm lễ. Sự tích về cây sung này thật sự như bài học sống, hình ảnh để dạy con cháu cố gắng vượt qua mọi khó khăn.
Theo Vũ Thượng
https://danviet.vn/chuyen-la-ninh-binh-cay-sung-moc-qua-chi-chit-nhung-khong-ai-dam-hai-an-20210509221947321.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố