Tía tô không chỉ dùng như một món rau thơm, nó còn có thể điều trị nhiều chứng bệnh, cảm sốt, đau bụng kinh, mất ngủ, mụn rộp, khó tiêu và đau răng.
Chất gel trong lá lô hội chứa 75 hoạt chất, bao gồm vitamin A, C và E, khoáng chất, enzym, a xít amin và a xít béo, có khả năng chữa nhiều bệnh như: trị cháy nắng, trị vết côn trùng cắn, viêm da và các bệnh về da, làm dịu các vết đứt và đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, bỏng …
Không chỉ có thể chữa tắc tia sữa, bồ công anh còn có khả năng làm giảm các vấn đề tiêu hóa và đau bụng.
Ngoài tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tỏi còn là chất kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ có thể tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Không chỉ là món rau thơm, húng quế còn có khả năng điều trị co thắt dạ dày, chán ăn và đầy hơi. Húng quế cũng có khả năng chống đau đầu, đau họng, côn trùng cắn và co thắt cơ.
Đây là loại cây giúp giải tỏa nhiệt lượng tích tụ trong cơ thể một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, trà mã đề còn được coi là một loại trà giải khát, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt mát gan, ngăn ngừa sỏi thận, đào thải độc tố thận.
Trong y học cổ truyền, bạc hà thường được dùng để trị co thắt dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, chân tay khó chịu. Không chỉ vậy, đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, bạc hà còn dùng hít hơi giúp thông mũi, giảm viêm phế quản, viêm xoang và hen suyễn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm đau đầu và đau nửa đầu.
Đây là loại củ chứa nhiều thành phần có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, cảm lạnh… Ngoài ra, gừng còn có khả năng giúp chữa đau lưng, đau vai, đau đầu, làm hạ huyết áp, chống ung thư hiệu quả.
Các hợp chất chống viêm và chống ôxy hóa trong củ nghệ có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Nghệ còn được sử dụng để giảm đau viêm khớp và điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, nghệ còn được sử dụng để cải thiện tiêu hóa và chức năng gan.
Là một vị rau thơm được nhiều người yêu thích, nhưng kinh giới còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong y học cổ truyền, tinh dầu, hoa và lá cây kinh giới được sử dụng để điều trị cảm lạnh và các vấn đề về đường tiêu hóa.
Đây là loại lá thường xuyên được sử dụng làm rau sống và nguyên liệu chế biến các món ăn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trị bệnh như trị đau bụng, đau dạ dày, chữa đau khớp, ho gà, viêm tai...
Vốn chỉ được xem như một loài cỏ dại, nhưng dương xỉ có thể chữa các bệnh như lang ben, bạch biến, mỏi gối, đau lưng, phòng hàn thấp, tay chân nhức mỏi, bạch đới, tiêu chảy, tiểu són do thận hư… Khi bị chảy máu hoặc bong gân, nhai hoặc giã nát lá dương xỉ đắp lên vết thương sẽ giúp cầm máu, bớt đau.
Diếp cá không chỉ dùng để kết hợp với một số món ăn mà còn có tác dụng chữa bệnh như hạ sốt, trị cảm, trị ho, trị táo bón, chữa kinh nguyệt không đều, ngăn ngừa mụn...
Hoa nhài sấy khô, dùng như trà, có thể chữa sốt, chướng bụng, tiêu chảy. Lá hoa nhài trị mụn trứng cá, khó thở.
Ngọn và lá non cây hoa bỏng có thể dùng như thuốc giải độc, tính mát, có tác dụng chữa bỏng, đắp mụn nhọt và cầm máu. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá bỏng tươi cùng với 2- 3 hạt muối, nhai và nuốt khi bị đau họng, viêm họng, ho có đờm.
Ngoài tác dụng giảm đau nhức, đau bụng, đau đầu, cầm máu,… ngải cứu còn có tác dụng giải cảm rất tốt. Hãy lấy khoảng 500g ngải cứu cho vào chảo xao lên, sau đó đổ 1 chén rượu lên đảo đều, gói vào khăn mùi xoa rồi chườm nhẹ lên chán, cổ và vùng vai gáy.
Theo Nguyên An
https://danviet.vn/vua-la-rau-an-vua-la-thuoc-chua-benh-cuc-nhay-nha-nao-cung-nen-trong-nhung-loai-cay-nay-20210508225250735.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã