Địa phương này còn phát động đăng ký tham gia thêm ở các lĩnh vực sản xuất như: Lúa, cam xoàn, ổi, chanh, bưởi, ếch, cá điêu hồng và một số nông sản khác.
Qua đánh giá bước đầu, mô hình mang lại những lợi ích thiết thực. Nhiều nông dân sản xuất hàng hóa nông sản tuân thủ các quy định về sản xuất an toàn. Bảo đảm hài hòa trong quan hệ hỗ trợ cùng cộng đồng, tham gia các chương trình liên kết trong sản xuất kinh doanh, ứng dụng các quy chuẩn an toàn như VietGAP, GlobalGAP, ISO…
Khi tham gia mô hình, “Người nông dân chuyên nghiệp” được ưu tiên tham gia sinh hoạt, đề xuất, kiến nghị về chuyển giao khoa học kỹ thuật với ngành nghề, lĩnh vực đang thực hiện. Đồng thời được tham quan học tập các mô hình hay, cách làm mới. Đặc biệt nông dân được ưu tiên hướng dẫn, giới thiệu tiếp cận nguồn vốn thông qua các chương trình, dự án, đề án triển khai tại địa phương.
Ngoài ra nông dân còn được hướng dẫn tiếp cận và cung cấp thông tin liên quan đến thị trường, định hướng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản từ đó giúp nông dân giảm chi phí mà tăng thu nhập trên diện tích canh tác của mình.
LÊ HOÀNG VŨ/https://nongnghiep.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã