Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp &PTNT, thời gian qua bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tiếp tục phát sinh và có chiều hướng lây lan. Tính đến hết ngày 20/8/2020 tổng số lợn chết và buộc phải tiêu hủy là 768 con/133 hộ/55 thôn xã/5 huyện (Vị Xuyên, Đồng Văn, Xín Mần, Quản Bạ và thành phố Hà Giang), tổng trọng lượng phải tiêu hủy là 32.188 kg.
Công tác phòng, chống DTLCP thời gian qua còn một số tồn tại, bất cập như: chưa huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo sát sao trong công tác phòng, chống dịch; công tác tuyên truyền chưa thực sự sâu rộng, chưa có sự tham gia của người dân; công tác xử lý tiêu hủy lợn bắt buộc chưa triệt để và kịp thời; việc thực hiện vệ sinh tiêu độc tại vùng dịch còn nhiều bất cập; việc quản lý vận chuyển, giết mổ lợn, tiêu hủy sản phẩm của lợn còn buông lỏng…
Để khẩn trương khống chế, dập tắt các ổ DTLCP tái phát và ngăn chặn dịch lây lan, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo:
Đối với các huyện, thành phố đã phát sinh DTLCP (Đồng Văn, Xín Mần, Quản Bạ và thành phố Hà Giang): Chỉ đạo và huy động cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở vào cuộc để có sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các biện pháp khống chế, dập tắt bệnh DTLCP trên địa bàn, với phương châm thực hiện “ chống dịch như chống giặc”. Thành lập các Tổ công tác của huyện trực tiếp xuống các xã vùng uy hiếp để chỉ đạo thực hiện các biện pháp, trong đó lưu ý đến công tác quản lý vận chuyển, giết mổ lợn ra, vào vùng dịch. Tổ chức lực lượng theo hình thức làm tập trung, cuốn chiếu để tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ các thôn, xã có dịch (phải thực hiện vệ sinh cơ giới trước sau đó mới phun hóa chất), gắn với công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện để đảm bảo tiêu diệt triệt để mầm bệnh phát tán ngoài môi trường. Chủ động quyết định, huy động mọi nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, khống chế bệnh DTLCP tiếp tục lây lan ra diện rộng. Huyện nào thực hiện không nghiêm túc để dịch bệnh tiếp tục phát sinh và lây lan ra diện rộng thì Chủ tịch UBND huyện đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.
Đối với các huyện còn lại chưa phát sinh bệnh dịch: Tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức nhất là qua hệ thống loa đài truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP đối với lợn, nguy cơ dịch phát tán, lây lan diện rộng, các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng vôi bột, hóa chất chăn nuôi an toàn sinh học theo các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & PTNT nhằm hạn chế tới mức tối đa nguy cơ bệnh DTLCP tái phát. Chỉ đạo ngành chuyên môn và chính quyền cấp xã phân công cán bộ bám nắm cơ sở để kịp thời tiếp nhận thông tin, hướng dẫn và xử lý dứt điểm khi phát sinh dịch bệnh, không để bệnh lây lan.
Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y cử cán bộ có chuyên môn đến trực tiếp các địa bàn có ổ bệnh DTLCP và có diễn biến phức tạp để phối hợp với chính quyền cơ sở tổ chức các biện pháp xử lý, khống chế dịch tiếp tục phát sinh. Tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình bệnh DTLCP trên địa bàn và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo để kịp thời ngăn chặn và khống chế dịch bệnh…
Phạm Văn Phú
Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Hà Giang/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã