Học tập đạo đức HCM

Hải Phòng: Gần 100 sản phẩm có thể tham gia chương trình OCOP

Thứ ba - 28/07/2020 22:19
Hải Phòng hiện có khoảng 100 doanh nghiệp có sản phẩm nông, lâm, thủy sản, du lịch... đủ điều kiện ban đầu để có thể tham gia chương trình OCOP.
Hội nghị có sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Hội nghị có sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng. Ảnh: Đinh Mười.

Chi cục Quản lí chất lượng Nông lâm thủy sản Hải Phòng và Chi cục Phát triển nông thôn vừa phối hợp tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, truy xuất sản phẩm an toàn, xây dựng sản phẩm tham gia chương trình OCOP với sự tham gia của gần 100 đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Đây là những đơn vị, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, đủ điều kiện ban đầu để tiếp tục hoàn thiện các hồ sơ, nâng cấp các trang thiết bị, mẫu mã sản phẩm hướng đến được chứng nhận là sản phẩm OCOP.

Trao đổi với NNVN, bà Trần Thị Nghĩa - Chi cục Quản lí chất lượng Nông lâm thủy sản Hải Phòng chủ trì hội nghị cho biết: "Mục đích của hội nghị nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân, giới thiệu triển khai công tác xúc tiến thương mại. Qua đó sẽ giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng đến người tiêu dùng tại Hải Phòng và giao thương với các tỉnh, thông qua tham gia các gian hàng hội chợ, triển lãm và các hoạt động bán hàng.

Ngoài ra, thông qua những hội nghị thế này, doanh nghiệp sẽ thấy được ngoài việc gián tem truy xuất nguồn gốc thì các sản phẩm phải đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm và chất lượng nông, lâm thủy sản… Thông qua việc kiểm nghiệm các chỉ tiêu để khẳng định quy trình sản xuất của mình luôn luôn ổn định và đảm bảo duy trì được chất lượng theo bản tự công bố đã đề ra".

Một số sản phẩm OCOP trưng bày tại Hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Một số sản phẩm OCOP trưng bày tại Hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Cũng tại hội nghị này, đại diện Chi cục Phát triển nông thôn cung cấp các thông tin liên quan cũng như sự cần thiết của chương trình OCOP đến các doanh nghiệp đã tham gia và chưa tham gia. Doanh nghiệp có thể tham gia bất cứ lúc nào, sẽ có nhiều hỗ trợ, ưu đãi để nâng cao giá trị sản phẩm, hướng đến phục vụ người tiêu dùng và nâng cao thu nhập cho người làm ra sản phẩm.

"OCOP là sản phẩm tử tế của những người tử tế làm ra, khi đã tham gia chương trình OCOP và đã đạt sao, nhà quản lí sẽ tổ chức xúc tiến thương mại, hội chợ và chỉ có sản phẩm OCOP mới được tham gia. Những sản phẩm được tham gia sẽ có rất nhiều cơ hội để kết nối thương mại, giới thiệu sản phẩm…

Trong quá trình thực hiện Chi cục Phát triển nông thôn đã hỗ trợ tối đa, có chính sách hỗ trợ riêng của Hải Phòng liên quan đến khoa học công nghệ, mỗi chủ thể được 50% giá trị và không quá 1 tỷ. Hải Phòng rất nhiều tiềm năng cho các sản phẩm OCOP, nhất là nhóm sản phẩm về du lịch, các cơ sở có thể đăng ký bất cứ lúc nào", ông Tăng Xuân Thọ - Chi cục trưởng Phát triển nông thôn chia sẻ.
Đại diện hợp tác xã Thụy Hương chia sẻ kinh nghiệm tham gia OCOP tại hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Đại diện hợp tác xã Thụy Hương chia sẻ kinh nghiệm tham gia OCOP tại hội nghị. Ảnh: Đinh Mười.

Về phía các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã có những chia sẻ thẳng thắn những thắc mắc chưa hiểu rõ, những trăn trở và tâm tư nguyện vọng của mình. Khi được chia sẻ từ những đơn vị đã có sản phẩm OCOP và đã đạt sao và đại diện cơ quan quản lí nhà nước, không ít doanh nghiệp đã thay đổi quan điểm luôn tại hội nghị và cho biết đã sẵn sàng đăng ký tham gia chương trình OCOP.

Ông Bùi Minh Họa – Chủ trang trại Đảo Bầu rộng 200 ha cho biết: Tôi tâm đắc với câu nói sản phẩm tử tế của người tử tế, tôi sẽ tham gia sản phẩm ổi, thịt lợn và du lịch. Tôi tham gia để đánh giá xem mình có xứng đáng là sản phẩm OCOP chưa, xem mình đã là người tử tế chưa.

Clip các đại biểu tham dự hội nghị tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP tại hội nghị.

Còn ông Đặng Thanh Tùng – chủ cơ sở đang sản xuất hàng nghìn lít mật ong rừng ngập mặn/1 năm chia sẻ: Tôi làm sản phẩm mật ong rừng ngập mặn với sản lượng khoảng 2000-3000 lít/1 năm, là sản phẩm đặc trưng làm đến đâu bán hết đến đó nên tôi chỉ lo đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình, không quan tâm đến quản bá hay xây dựng thương hiệu.

“Trước đây tôi chưa nghĩ đến việc sản phẩm của mình được người khác mua về, đóng gói và bán với giá trị gấp đôi, thậm chí là gấp 3 như thế. Qua hội nghị xúc tiến thương mại này tôi mới thấy để giữ được sản phẩm của mình làm ra, nâng cao giá trị kinh tế lên và được người khác biết đến thì cần phải tham gia chương trình OCOP, xúc tiến thương mại và quản bá sản phẩm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, sẽ kết nối được người sản xuất và người tiêu dùng” – ông Tùng cho biết.

Tại Hải Phòng chương trình được thực hiện bắt đầu từ năm 2018, đến 2019 có 8 chủ thể với 12 sản phẩm tham gia và đến nay có khoảng trên 20 chủ thể tham gia, trong đó có 1 sản phẩm đạt 4 sao.

Đánh giá và xếp hạng sản phẩm gồm 05 hạng sao:

- Hạng 5 sao: Sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Hạng 4 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Hạng 3 sao: Sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 4 sao.

- Hạng 2 sao: Sản phẩm chưa đạt đầy đủ tiêu chuẩn, có thể phát triển lên hạng 3 sao.

- Hạng 1 sao: Sản phẩm yếu, có thể phát triển lên hạng 2 sao.

ĐINH MƯỜI/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập106
  • Hôm nay24,431
  • Tháng hiện tại930,533
  • Tổng lượt truy cập90,993,926
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây