Học tập đạo đức HCM

Hàng loạt giải pháp tiêu thụ nông sản trong mùa dịch của Bộ NN-PTNT

Chủ nhật - 30/05/2021 21:51
Bộ NN-PTNT đưa ra hàng loạt giải pháp để đảm bảo tiêu thụ nông sản thông suốt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Nông dân Bắc Giang sơ chế vải thiều trước khi đem bán. Ảnh: Tùng Đinh.

Nông dân Bắc Giang sơ chế vải thiều trước khi đem bán. Ảnh: Tùng Đinh.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để hỗ trợ các địa phương trong việc tiêu thụ nông sản (đặc biệt những địa phương có những nông sản đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch), Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương để bàn giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương chuẩn bị vào vụ thu hoạch nông sản (vải, nhãn, thanh long, xoài, mít...), bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid- 19.

Từ đó, kịp thời phối hợp với Bộ Công Thương và địa phương triển khai kế hoạch tiêu thụ tại Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên…

Đẩy mạnh tham gia các sàn thương mại điện tử uy tín như: Alibaba, Amazon, Sendo, Voso, Shopee,… chủ động tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, đàm phán thu mua vải thiều.

Với thị trường quốc tế, các đơn vị của Bộ đã đẩy mạnh đàm phán với các nước để kết nối, thúc đẩy xuất khẩu trái cây, thủy sản sang Trung Quốc, Thái Lan, EU,... tháo gỡ khó khăn, phòng vệ thương mại tại thị trường trọng điểm  như Mỹ, Trung Quốc.

Cụ thể, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản sẽ theo dõi, tổng hợp tiến độ thực hiện đầu tư các dự án lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản. Ngoài ra, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành chế biến rau quả giai đoạn 2021 - 2030. Tổ chức công bố trình độ và năng lực công nghệ chế biến một số ngành hàng nông sản.

Đối với hoạt động xúc tiến thương mại trong nước, Bộ NN-PTNT tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương phục vụ chỉ đạo điều hành của Bộ, báo cáo Tổ điều hành Thị trường trong nước, Ban Chỉ đạo giá của Chính phủ.

Chủ động, tích cực phối hợp, hỗ trợ các các địa phương, ngành hàng triển khai các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trong điều kiện dịch Covid-19 hiện nay.

Để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ sẽ chuẩn bị tổ chức các Hội thảo, diễn đàn thúc đẩy xuất khẩu, mở cửa thị trường, hỗ trợ thông tin doanh nghiệp xuất khẩu nông sản về các hiệp định thương mại, hướng dẫn doanh nghiệp, địa phương về thực thi chính sách, quy định của các thị trường xuất khẩu phù hợp với tình hình dịch Covid-19.

Bên cạnh đó, phối hợp chặt chẽ với các Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, hỗ trợ địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay. Tổ chức phối hợp với Bộ Công Thương triển khai phương án điều hành nhập khẩu mặt hàng đường theo hạn ngạch thuế quan (HNTQ) năm 2021 theo cam kết quốc tế trong WTO.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 5 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, 5 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản ước đạt 42,4 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 22,83 tỷ USD, tăng 30,3% so với 5 tháng/2020 .

Cụ thể, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt 7,78 tỷ USD, tăng 13,0%; lâm sản chính đạt 7,06 tỷ USD, tăng 61,8%; thủy sản ước đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12,0%; chăn nuôi ước đạt 166 triệu USD, tăng 43,9%.

5 tháng đầu năm, nhiều sản phẩm/ nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm cao su, chè, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, cá tra, tôm; sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm; quế,…

Về thị trường, giá trị xuất khẩu 5 tháng đầu năm của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Á (chiếm 46,5% thị phần), châu Mỹ (27,0%), châu Âu (10,1%), châu Đại Dương (1,3%) và châu Phi (1,7%).

Trong đó, 4 thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm thị phần lần lượt là 24,6% (giá trị tăng 63,6% so với CKNT), 22,6% (+36,2%), 6,6% (+9,6%) và 4,9% (+17,5%).

Tùng Đinh
https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Chuyển đổi số Hà Tĩnh Dự thảo văn bản Công báo tỉnh Điều hành tỉnh văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập97
  • Hôm nay15,394
  • Tháng hiện tại880,364
  • Tổng lượt truy cập102,639,907
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây