Học tập đạo đức HCM

Hấp dẫn tranh dân gian trên gốm Đông Triều

Chủ nhật - 22/08/2021 10:06
Tranh dân gian trên gốm được làm cho những hoa văn và cảnh vật rất mềm mại và đặc sắc, mang giá trị nghệ thuật cao. Dòng tranh dân gian Đông Hồ, tranh dân gian Hàng Trống... đều đã và đang được thể hiện trên gốm đất sét nung Đông Triều.


Một bức tranh dân gian được thể hiện trên gốm Đất Việt.


Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dòng tranh khác nhau nhưng nhìn chung đều được dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, bao lại hoặc hoa văn chìm. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà có thể quan sát từ nhiều góc độ khác nhau. Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm làm cho bức tranh thật dễ nhìn. Vì tính chất đó nên rất thuận lợi khi thể hiện trên chất liệu gốm.

Đường nét của mỗi bức tranh đều đơn giản nhưng vẫn tạo được rung cảm thẩm mỹ cho người xem. Mỗi bức tranh trên gốm là một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa.

Để hoàn thiện tác phẩm nghệ thuật này là không hề đơn giản. Một người thợ vẽ gốm phải trải qua ít nhất 6 tháng đào tạo nghề và nhiều năm kinh nghiệm mới có thể đảm nhiệm công đoạn vẽ trang trí cho sản phẩm. Tùy theo kích thước của sản phẩm, mà người thợ có thể mất hàng giờ để ngồi vẽ hoa văn, trang trí.


Cùng một khuôn nhưng cách phối màu men khác nhau sẽ cho ra những tác phẩm khác nhau.

Với chiến lược sản xuất ra các sản phẩm gốm sứ có tính thẩm mỹ cao, các cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ của Đông Triều đã đặc biệt chú trọng đến dòng gốm giả cổ, mạnh dạn đầu tư hàng chục tỷ đồng vào sản xuất, cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá các dòng sản phẩm, gắn kết giữa thủ công và hiện đại, giữa thủ công mỹ nghệ với nghệ thuật sơn mài. Nhờ đó, nhiều mẫu sản phẩm mới ra đời được thiết kế độc đáo về cả kiểu dáng, màu sắc, kết hợp được phong cách gốm sứ truyền thống với hiện đại.


Tranh dân gian thể hiện văn hóa làng quê Việt.

Phát triển dòng gốm này lên một trình độ cao hơn, Nghệ nhân Ưu tú Lê Trọng Mỹ, nguyên Phó Chủ nhiệm HTX Gốm sứ Đông Thành, còn chế tác thành những sản phẩm điêu khắc gốm. Đến nay, ông đã sáng tạo được khoảng 80 mẫu tượng gốm điêu khắc các loại. Tượng gốm của ông có chủ đề phong phú, từ áo dài truyền thống Việt Nam, chú Tễu, nàng Bạch Tuyết, Bảy chú lùn đến Thuý Kiều đánh đàn, Chí Phèo, Thị Nở, mẹ con, mũ rơm đi học, bộ bát điếu, bộ đồ đựng rượu, bộ đồ ăn men lam, cô gái người Dao xuống chợ...

Thế nhưng, để phát triển dòng tranh gốm thành hàng hóa bán rộng rãi ra thị trường thì phải kể đến những thể nghiệm mới tại Tổ hợp Gốm Đất Việt (phường Tràng An, TX Đông Triều). Tất nhiên, ở đây cũng không sản xuất hàng loạt trên dây chuyền hiện đại được mà vẫn là thủ công, theo các khuôn tranh có sẵn. Bên cạnh những hình ảnh hoa lá, cây cỏ còn có hình ảnh danh lam thắng cảnh, núi non hùng vĩ, phong cảnh của làng quê Việt Nam.

Mỗi viên gốm như vậy cũng có thể làm khung để ghép thành bức tranh hoàn chỉnh. Khung tranh làm bằng gỗ, khắc chạm và trang trí hài hòa tạo sự nổi bật cho bức tranh. Tranh ghép nhiều khung hình thường được đặt ở nơi thờ tự có thể là 4 bức ghép lại còn được gọi là tranh tứ quý mang nhiều tài lộc và vận may cho gia chủ.

Tranh in trên gốm là tranh nghệ thuật dân gian gần gũi và thân thiết, vừa trang trí tạo điểm nhấn cho không gian, vừa mang lại giá trị nghệ thuật và nhân văn cao. Giữa nhịp sống hối hả với tốc độ đô thị hóa nhanh thì những hình ảnh dung dị và chân chất trong mỗi bức tranh gốm giúp bạn cảm thấy an yên hơn khi trở về tổ ấm của mình.

Phạm Học
https://www.quangninh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập139
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay32,592
  • Tháng hiện tại938,694
  • Tổng lượt truy cập91,002,087
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây