Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả mô hình nông lâm kết hợp

Thứ hai - 27/07/2020 04:17
Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng thì phát triển sản xuất theo hướng nông lâm kết hợp là một mô hình phát triển mang tính bền vững.
Dưa hấu trong mô hình phát triển tốt, quả ngọt.

Dưa hấu trong mô hình phát triển tốt, quả ngọt.

Từ năm 2019 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai, hỗ trợ xây dựng 2 mô hình nông lâm kết hợp với quy mô 11 ha ở huyện Vĩnh Linh và Gio Linh.

Đây là mô hình kết hợp cây lâm nghiệp, cây ăn quả lâu năm trồng xen các cây trồng ngắn ngày và dành một phần đất cho chăn nuôi.

Trên cơ sở điều kiện sẵn có của gia đình, anh  Phan Văn Lộc ở thôn An Bình, xã Gio An, huyện Gio Linh được Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ triển khai mô hình nông lâm kết hợp trên diện tích 8,0ha.

Các giống cây đưa vào trong mô hình là Keo lai, Cam V2, Cam Xã Đoài, bưởi da xanh và ổi lê, với mục đích giúp cho gia đình anh có nguồn thu nhập dài hạn. Các cây trồng khác như cây dưa hấu, các cây rau được đưa vào trồng xen trên diện tích đang canh tác các loại cây ăn quả, ngoài ra một phần đất trong mô hình dành cho hoạt động chăn nuôi.

Trước khi triển khai thực hiện, Trung tâm đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình và các hộ trong cộng đồng. Hướng dẫn kỹ thuật làm đất toàn diện, xử lý vôi và bón lót phân vi sinh, kết hợp bón thêm lân và phân chuồng hoai mục để trồng cây theo đúng quy trình kỹ thuật cũng như tập huấn kỹ thuật chăn nuôi.

Qua quá trình triển khai mô hình đã thể hiện rõ khả năng thích ứng cao, từ tỉ lệ sống cũng như khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng, tỉ lệ sống các cây trồng đều đạt trên 95%.

Đến nay các cây trồng dài hạn đã đâm chồi ra lộc, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục phối hợp với các địa phương theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại để có biện pháp chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ kịp thời.

Song song với đó để tạo nguồn thu nhập lấy ngắn nuôi dài. Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình trồng dưa hấu phủ bạt nilon và mô hình chăn nuôi gà. Qua quá trình triển khai cho thấy mô hình nông lâm kết hợp đã bắt đầu có nguồn thu từ năm thứ 2. Theo chia sẻ của anh Lộc, mô hình trồng dưa hấu đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Dưa hấu trồng xen ghép cây ăn quả cho hiệu quả cao.

Dưa hấu trồng xen ghép cây ăn quả cho hiệu quả cao.

“Được sự hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật, tôi trồng xen 1 ha dưa hấu trên vườn cây ăn quả. Đến nay sau 2 tháng đã cho thu hoạch, sản phẩm dưa thu được trên 15 tấn. Sau khi trừ chi phí đã mang về cho gia đình tôi trên 100 triệu đồng tiền lãi.

Với kết quả mô hình dưa hấu và triển vọng mô hình chăn nuôi gà, có thể khẳng định mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng thuần các loài cây ăn quả hay cây lâm nghiệp”, anh Lộc tâm sự.

Việc triển khai mô hình nông lâm kết hợp được các hộ dân đánh giá cao, giúp họ biết cách tận dụng có hiệu quả diện tích đất sẵn có, từ nguồn chi phí đầu tư không quá nhiều nhưng năng suất lại ổn định và cho thu nhập đều đặn.

Với sự đa dạng về sản phẩm đầu ra, cho thu hoạch vào nhiều thời điểm khác nhau trong năm và không phải bỏ nhiều kinh phí đầu tư cùng một lúc nên mô hình nông lâm kết hợp đã đem lại hiệu quả. Nhờ có sự đa dạng về loại sản phẩm đầu ra đã góp phần giảm rủi ro về thị trường và ảnh hưởng của giá cả tiêu thụ sản phẩm.

Kiểm tra cây ăn quả trong mô hình.

Kiểm tra cây ăn quả trong mô hình.

Ông Hồ Xuân Hải, Chủ tịch UBND xã Gio An cho hay: “Mô hình đã giúp cho các hộ dân trên địa bàn xã hiểu biết, nắm được các kỹ thuật và áp dụng vào sản xuất. Với mô hình này vừa có thể nâng cao thu nhập cho người dân trên một đơn vị diện tích, vừa duy trì diện tích rừng chống xói mòn rửa trôi đất, góp phần giảm tải hiệu ứng nhà kính và bảo vệ môi trường”.

Năm 2020, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị tiếp tục hỗ trợ thêm phân bón, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ xây dựng thực hiện mô hình.

Ông Phan Ngọc Đồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị cho biết: Định hướng canh tác bền vững trên đất dốc dưới hình thức nông lâm kết hợp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các khu vực đồi núi. Việc triển khai mô hình nông lâm kết hợp là cơ sở để người dân áp dụng, tuyên truyền và vận động các nông dân khác áp dụng vào thực tế sản xuất tại địa phương.

"Để mô hình đạt được kết quả cao hơn nữa ngoài sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông thì chính quyền địa phương các cấp cần lồng ghép các mô hình nông lâm kết hợp vào chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp. Đồng thời có chính sách hỗ trợ đầu tư để bà con yên tâm áp dụng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững với môi trường", ông Đồng chia sẻ.

Phan Việt Toàn/https://nongnghiep.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại922,013
  • Tổng lượt truy cập90,985,406
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây