Mấy ngày nay, Trưởng Ban liên lạc cựu cán bộ Hội Nông dân giải phóng miền Nam Phạm Văn Cuộc loay hoay chuẩn bị bài phát biểu cho buổi họp mặt. Ông Sáu Cuộc thủ thỉ: "Buổi họp mặt hơn một cuộc tri ân. Có những người đồng chí phải 45 năm tôi mới gặp lại".
Rèn luyện ý chí kiên cường vượt khó
Ông Sáu Cuộc kể, được sự lãnh đạo của T.Ư Cục và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam được thành lập. Lúc bấy giờ, ông Sáu Cuộc làm cán bộ văn phòng, và sau đó là Bí thư Chi bộ thanh niên của Hội Nông dân giải phóng miền Nam. "Lúc ấy, Hội Nông dân giải phóng miền Nam có khoảng 200 cán bộ lãnh đạo. Chỉ tồn tại 14 năm (1961- 1975), nhưng Hội Nông dân giải phóng miền Nam đóng trên mảnh đất căn cứ T.Ư Cục miền Nam đã rèn luyện chúng tôi có ý chí kiên cường vượt qua khó khăn gian khổ góp phần nhỏ nhoi của mình vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước"- ông Sáu Cuộc chia sẻ.
Hội Nông dân TP.HCM trao tặng công cụ sản xuất hỗ trợ nông dân nghèo Cần Giờ trong Chương trình "Tết làm điều hay năm 2018". ảnh: Trần Đáng |
Ông Sáu Cuộc cho biết thêm, trong suốt thời gian lãnh đạo hoạt động, Hội Nông dân giải phóng miền Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, làm nòng cốt cho nông dân miền Nam cùng với lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phá tan âm mưu thâm độc của quân thù, như: Lấn đất giành dân, lập khu dinh điền, khu trù mật, ấp chiến lược, bình định nông thôn, bình định cấp tốc… "Nhờ vậy, giai cấp nông dân đã vùng lên khởi nghĩa đấu tranh để được trở về với mảnh vườn, thửa ruộng, tăng gia sản xuất đóng góp sức người, sức của cho cách mạng nhằm giải phóng đất nước, dân tộc"- ông Sáu Cuộc thổ lộ.
Tuy nhiên, để có thành quả vẻ vang này, nhiều cán bộ Hội Nông dân giải phóng miền Nam phải hy sinh xương máu. Theo ông Sáu Cuộc, trong thời kỳ chống Mỹ đã có 32 chiến sĩ, cán bộ Hội Nông dân giải phóng miền Nam và nhiều cán bộ Hội Nông dân ở các tỉnh phía Nam đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường. Riêng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968 ở Sài Gòn đã có 4 cán bộ của Hội hy sinh.
Nếu như ông Sáu Cuộc là cán bộ "Miền", thì ông Bảy Thắng (Lại Văn Thắng, ở TP.Tân An, Long An) là cán bộ "Tỉnh". Theo ông Bảy Thắng, khi tham gia cán bộ Hội, ông mới 19 đôi mươi. "Đối với bà con nông dân lúc bấy giờ thì cán bộ Hội như chúng tôi là "nông hội nghé" vì còn quá trẻ"- ông Bảy Thắng thổ lộ.
Nhiệm vụ của ông Bảy Thắng là liên lạc giữa tỉnh và địa phương hoặc bám trụ vận động nông dân, thanh niên bị bắt lính… đứng lên phá bỏ kìm kẹp, chống áp bức, tăng gia sản xuất. "Gian khổ, hy sinh nhưng rất vui"- ông Bảy Thắng bộc bạch.
Theo Ban liên lạc cựu cán bộ Hội Nông dân giải phóng miền Nam, hiện tổng số cựu cán bộ Hội còn khoảng 150 người.
Lợi cho nông dân là làm
Ông Sáu Cuộc cho biết, năm 1976, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, Hội Nông dân giải phóng miền Nam được sắp xếp về Ban Nông nghiệp T.Ư, hoàn thành sứ mạng lịch sử. Một số cán bộ Hội chuyển về Bộ Nông nghiệp và các địa phương. Số khác được tổ chức nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới… Trong khi ông Sáu Cuộc được chuyển về ngành giao thông TP.HCM, ông Bảy Thắng lại chuyển sang công tác tại Hội đồng nhân dân tỉnh Long An. Tuy nhiên, dù chuyển sang lĩnh vực công tác nào, các cựu cán bộ Hội vẫn tự hào đã từng sống, chiến đấu ở căn cứ T.Ư Cục miền Nam, là cán bộ Hội Nông dân giải phóng miền Nam.
Nhiệm vụ của ông Bảy Thắng là liên lạc giữa tỉnh và địa phương hoặc bám trụ vận động nông dân, thanh niên bị bắt lính… đứng lên phá bỏ kìm kẹp, chống áp bức, tăng gia sản xuất. "Gian khổ, hy sinh nhưng rất vui"- ông Bảy Thắng bộc bạch. |
Theo ông Sáu Cuộc, việc Hội Nông dân TP.HCM là tổ chức đi đầu trong đấu tranh bênh vực quyền lợi cho nông dân thành phố bị thiệt hại do Công ty Vedan (Đồng Nai) xả thải hơn chục năm trước là một điểm sáng của Hội. "Điều gì có lợi cho nông dân thì tổ chức Hội phải đấu tranh đến cùng"- ông Sáu Cuộc chia sẻ.
Trong khi đó, ông Bảy Thắng đặc biệt chú ý đến việc sản xuất nông sản Việt Nam đáp ứng thị trường thế giới khi Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào các định chế kinh tế- thương mại. Ông Bảy Thắng cho rằng, mặc dù thời gian gần đây nông sản Việt chú trọng nhiều hơn đến chất lượng, mẫu mã nhưng như thế vẫn chưa đủ. "Muốn đưa nông sản ra thế giới buộc phải làm sạch. Tuy nhiên, hiện nông dân mạnh ai nấy làm, tiêu chuẩn VietGAP, manh mún. Vì thế, cán bộ Hội phải có trách nhiệm tham gia, hướng dẫn nông dân làm nông sản sạch có tổ chức để nông sản đồng nhất chất lượng, quy mô sản lượng"- ông Bảy Thắng bộc bạch.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã