Học tập đạo đức HCM

Mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Thứ năm - 10/09/2020 09:45
Trong chuyến công tác vào đầu năm 2020, chúng tôi có dịp đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Lệ Hà, thôn 7 xã Đăk Ha huyện Đăk Glong, một trang trại hữu cơ kết hợp chăn nuôi và trồng trọt với tổng diện tích đất trên 10 ha, sản xuất theo hướng hữu cơ an toàn và bền vững.

Nuôi dê hướng hữu cơ

Với tổng đàn trên 150 con, khu chăn nuôi dê được chị Hà xây dựng rất khoa học. Chuồng nuôi được thiết kế thành hai dãy, phân loại dê để nhốt riêng theo từng khu vực. Mỗi con dê có mã số riêng để tiện chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe và tiêm vắc-xin định kỳ. Thức ăn chủ yếu cho dê là lá cây trong vườn và cỏ trồng. Chị tận dụng tuyệt đối thân và lá của cây trụ sống và cây che bóng trong vườn tiêu, đặt biệt là cây gòn để làm thức ăn cho dê. Chị Hà cũng cho dê ăn thêm cỏ tự trồng. Ngoài việc cung cấp đầy đủ thức ăn và nước uống, chị cũng bổ sung những chất cần thiết cho dê như khoáng đa lượng và vi lượng, canxi phát pho… bằng cách treo các tảng đá liếm trên chuồng nuôi để cho dê liếm khi cần thiết. Chị hoàn toàn không dùng các loại chất kích thích và chất tăng trọng, không sử dụng thức ăn hỗn hợp.

Dê trong trang trại của chị Hà được hoạt động tự do, không nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng. Khu chăn nuôi có sân chơi cho dê tự do đi lại. Chất thải của dê được định kỳ vệ sinh 1 tuần/lần, gom phân về hố cố định và dùng chế phẩm EM xử lý toàn bộ khu vực chăn nuôi có chất thải để khử mùi hôi và làm tăng hệ vi sinh vật có lợi giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phân sau khi ủ xong theo đúng quy trình kỹ thuật đã hoai mục thì đem đi bón cho cây hồ tiêu.

Với gần 100 con dê mẹ, mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1-2 con, dê con nuôi từ 6-7 tháng là có thể bán giống hoặc bán thịt. Giá dê giống giao động từ 120-150 nghìn đồng/kg, giá dê thịt từ 60 – 80 nghìn đồng/kg, sau khi trừ hết các khoản chi phí mỗi năm lợi nhuận thu từ chăn nuôi dê gần 200 triệu đồng.

Chị Hà đang chăm sóc đàn dê nuôi theo hướng hữu cơ

 

Để chăn nuôi dê hữu cơ đạt hiệu quả chị Hà chia sẻ một số kinh nghiệm sau:

Chuồng trại cần đảm bảo thoáng mát, che mưa, che nắng đảm bảo về diện tích đáp ứng nhu cầu vận động cũng như các biểu hiện tự nhiên của dê, thiết kế máng ăn, uống phù hợp và đảm bảo vệ sinh.  

Chăn nuôi dê hữu cơ chủ yếu dựa vào thức ăn tự sản xuất ngay trong trang trại chăn nuôi, cần đảm bảo cả về mặt chất lượng và số lượng thức ăn cho dê. Nước uống phải đảm bảo sạch, tốt nhất, vì vậy nên dùng nước giếng khoan cho dê uống, không dùng nước ao hồ hoặc sông suối nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Chăn nuôi hữu cơ tập trung vào việc nâng cao các điều kiện sống và làm tăng khả năng miễn dịch cho dê, công tác phòng bệnh được chú trọng hơn là điều trị. Công việc này bắt đầu từ khâu chọn giống đến chăm sóc phải được tối ưu, đủ không gian, ánh sáng, chuồng trại sạch sẽ, dê phải được vận động thường xuyên, được vệ sinh phù hợp, tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ các loại bệnh thường gặp trên dê như bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng,…, vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên.

Nhờ công tác phòng bệnh và chăm sóc nuôi dưỡng tốt trong những năm qua đàn dê của trang trại nhà chị không xảy ra dịch bệnh, đàn dê hoàn toàn khỏe mạnh và tái đàn rất nhanh.    

Trồng tiêu hướng hữu cơ   

Từ sự kết hợp chăn nuôi dê và trồng tiêu theo hướng hữu cơ, gần 10 ha trồng hồ tiêu của gia đình chị cho năng suất ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế rất khả quan. Chị Hà đã biết cách kiểm soát được tình hình sâu bệnh gây hại trên vườn, chất lượng hạt tiêu đạt tiêu chuẩn hộ nông dân sinh thái, được các công ty trong và ngoài nước đánh giá cao và được xuất sang Châu Âu và các nước lân cận.

Năm 2019 chị bán tiêu với giá trung bình 90.000 đồng/kg, lợi nhuận trung bình 100 triệu/ha. Chị Hà cho biết, chị rất tâm huyết với mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, trong những năm tới chị sẽ cố gắng liên kết với các hộ khác để cùng nhau sản xuất nông nghiệp sạch theo hướng hữu cơ bền vững và an toàn. Hiện tại chị Hà đang liên kết với công ty trách nhiệm hữu hạn trang trại xanh Thu Thủy ở thôn 10 xã Nâm NJang, để sản xuất các mặt hàng chất lượng cao đạt chuẩn yêu cầu của thị trường quốc tế như tiêu đen, tiêu đỏ, tiêu sọ… xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Mỹ, Pháp,… Ngoài ra, chị cũng xây dựng mối liên kết với các công ty nước ngoài như Công ty TNHH hương gia vị Sơn Hà nhằm kết nối thị trường trực tiếp cho nông dân và mở rộng tầm giao thương quốc tế trong tương lai.

Với giá bán tiêu cao hơn thị trường gấp đôi thì việc sản xuất tiêu theo hướng hữu cơ an toàn và bền vững rất cần thiết, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho các hộ nông dân trồng tiêu.

Từ hiệu quả của 2 mô hình mang lại tổng thu nhập mỗi năm của gia đình chị đạt trên 2 tỉ đồng, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5-6 lao động với mức lương 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, chị còn thường xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giúp đỡ bà con hàng xóm để cùng nhau phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần nâng thu nhập trong xây dựng nông thôn mới. Mô hình của gia đình chị đã được như Công ty TNHH hương gia vị Sơn Hà của Mỹ chứng nhận đạt chuẩn hộ nông dân sinh thái năm 2018.

Từ thành công mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ kết hợp chăn nuôi và trồng trọt của gia đình chị Nguyễn Thị Lệ Hà, tiếp tục khẳng định thực tế: Việc sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, bền vững đã và đang mở ra cơ hội để nhiều hộ nông dân trên toàn tỉnh Đăk Nông từng bước phát triển và có định hướng lâu dài cho nền nông nghiệp tỉnh nhà. Đây cũng là một chủ trương lớn của Đảng và nhà nước ta đang được đẩy mạnh thực hiện trong toàn quốc để tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững và hiệu quả.

Nguyễn Thị Khánh

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đăk Nông
http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay21,794
  • Tháng hiện tại1,035,181
  • Tổng lượt truy cập91,098,574
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây