Học tập đạo đức HCM

Kiểm soát được dịch, nhiều tỉnh ở ĐBSCL lên kế hoạch phục hồi kinh tế

Thứ hai - 27/09/2021 09:51
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hiện, nhiều tỉnh, thành ở ĐBSCL đã cơ bản kiểm soát được dịch, bước đầu một số tỉnh đang xây dựng phương án phục hồi phát triển kinh tế trên tinh thần “sống chung, thích nghi với dịch”.

Bạc Liêu cơ bản kiểm soát được dịch

Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, tỉnh đã ban hành Quyết định về việc áp dụng thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội trên địa bàn tỉnh theo mức độ nguy cơ. Theo đó, đến ngày hôm nay trên địa bàn cả tỉnh chỉ còn 4 đơn vị cấp xã gồm: Phường 8 (thành phố Bạc Liêu); Phường 1 (thị xã Giá Rai); thị trấn Hòa Bình (huyện Hòa Bình); thị trấn Châu Hưng (huyện Vĩnh Lợi) áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ. Đối với tất cả xã, phường, thị trấn còn lại trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đều áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 19 của Thủ tướng Chính phủ.

 Hiện, Bạc Liêu chỉ còn 4 đơn vị cấp xã đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện, Bạc Liêu đang thực hiện phong tỏa cách ly y tế cục bộ trên tinh thần “hẹp và chặt” tại các khu vực, các địa điểm có nhiều F0 hoặc có nguy cơ rất cao; ủy quyền cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định việc phong tỏa này (kể cả việc dỡ bỏ phong tỏa khi đã đảm bảo an toàn).

Trước thực trạng này, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu việc quản lý thật chặt “vòng ngoài”, xác định đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong công tác phòng, chống dịch của tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Kiểm soát chặt chẽ tất cả các trường hợp người ra, người vào tỉnh và các phương tiện vận chuyển hàng hóa vào tỉnh phải đảm bảo các nội dung yêu cầu, chỉ đạo của Chủ tịch UBND, trong đó lưu ý mọi người không được di chuyển ra, vào tỉnh Bạc Liêu khi chưa được sự cho phép của Chủ tịch UBND tỉnh. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp cách ly đối với người từ các tỉnh, thành phố có dịch vào tỉnh.

Cùng với đó, quản lý “vòng trong” để kiểm soát tốt, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về công tác phòng, chống dịch; trong đó, cần quản lý thông thoáng nhưng phải đảm bảo hiệu quả. Cấp cơ sở phải nắm thật chặt, chắc địa bàn mình quản lý, nhất là các địa bàn áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Bến Tre xây dựng kế hoạch phục hồi sau dịch

Ông Trần Ngọc Tam, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, hiện 9/9 huyện, TP của tỉnh đều là vùng xanh; 155/157 xã, phường, thị trấn đạt mức bình thường mới. Dịch bệnh ở Bến Tre được kiểm soát chặt chẽ, chuyển biến khả quan, địa phương đang bảo vệ và giữ vững vùng xanh, bảo vệ thành quả trong công tác phòng chống dịch, mở cửa đi vào trạng thái hoạt động bình thường mới, tập trung khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ông Tam, bảo vệ vùng xanh là vấn đề mà tỉnh rất quan tâm và đã xây dựng, giữ vững thành quả này. Bến Tre đặt ra ba nhiệm vụ trong thời gian tới gồm: một là bảo vệ, giữ vững vùng xanh; hai là tập trung tiêm vaccine; ba là tập trung phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện, Bến Tre đang duy trì các chốt kiểm soát ở các khu vực cửa ngõ của tỉnh, kể cả đường bộ, đường sông, đường biển, kiểm soát chặt chẽ người ngoài tỉnh di chuyển vào địa bàn, không để F0 xâm nhập từ bên ngoài vào. Riêng người ngoài tỉnh khi vào địa bàn phải đảm bảo các điều kiện xét nghiệm có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ theo quy định.


 Công nhân ở Bến Tre làm việc trở lại sau thời gian giãn cách.

Thời gian tới, Bến Tre tập trung quyết liệt các biện pháp để giữ vững vùng xanh; tiếp tục tầm soát xét nghiệm làm sao vừa tiết kiệm vừa đạt hiệu quả cao nhất và củng cố tuyến y tế cơ sở luôn sẵn sàng trong mọi tình huống xảy ra. Nhìn chung tình hình dịch trên địa bàn tỉnh đã được kiểm soát, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh đã họp để đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn, ông Tam cho biết.

Trên cơ sở đánh giá, Ban Chỉ đạo tỉnh quyết định chuyển từ Chỉ thị 15 sang áp dụng Chỉ thị 19. Trên toàn địa bàn tỉnh, trừ các khu vực phong tỏa, đồng thời có bổ sung biện pháp tăng cường phù hợp tình hình phòng chống dịch của tình và áp dụng từ 0 giờ ngày 27/9 đến khi có thông báo mới. Khung giờ hạn chế người dân ra đường từ 21 giờ hôm trước đến 4 giờ hôm sau.

Về đi lại, người dân và phương tiện giao thông đăng ký trên địa bàn tỉnh được đi lại trong tỉnh, đảm bảo 5K và dừng đỗ theo hướng dẫn của địa phương. Các tuyến xe buýt nội tỉnh được hoạt động trở lại nhưng lượng người giảm 50% trên từng chuyến; tỉnh tiếp tục dừng các xe khách liên tỉnh.

Sau nới lỏng, nhiều địa phương xác định sống chung với dịch

Sóc Trăng, ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đến nay toàn tỉnh không còn địa phương “vùng đỏ”, chỉ còn 2 địa phương đang ở “vùng cam” là xã Đại Tâm (huyện Mỹ Xuyên) và xã Đại Hải (huyện Kế Sách), không có địa phương nào thuộc “vùng vàng”. Các địa phương còn lại đã về “vùng xanh”. Trong đợt dịch lần thứ 4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh đã ban hành quyết định thiết lập 50 vùng, khu vực cách ly y tế để phòng, chống dịch. Tỉnh đã kết thúc thời gian cách ly 41 khu vực; hiện còn 9 khu vực đang thực hiện cách ly y tế để phòng, chống dịch. Sóc Trăng triển khai phương án phòng, chống dịch và phục hồi sản xuất, kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.

Long An từng là điểm nóng của dịch Covid- 19, có thời điểm, toàn tỉnh ghi nhận 900 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày. Bên cạnh đó, đường biên giới dài tiếp giáp với Campuchia, đặc biệt tỉnh từng có khoảng thời gian căng thẳng để kiểm soát sự lây nhiễm đến từ khu vực biên giới. Sau hơn hai tháng dồn sức chống dịch, gần 1 tuần nay Long An áp dụng Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, sau khi cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, một số địa phương chỉ phong tỏa hẹp để dập dịch. Người dân trong tỉnh đã bắt đầu dần trở lại trạng thái bình thường mới. Các cơ sở dịch vụ ăn, uống, giải khát được hoạt động, bán mang về. Các nhà máy, cơ sở sản xuất hoạt động trở lại đúng tiêu chí trong kế hoạch sản xuất an toàn của tỉnh ban hành.

 Sau khi kiểm soát được dịch, nhiều tỉnh ơ ĐBSCL đang xây dựng phương án phục hồi kinh tế.

Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí Thư Tỉnh ủy Long An việc nới lỏng giãn cách, tạo điều kiện để doanh nghiệp hồi phục sản xuất kinh doanh sau quãng thời gian khó khăn. Song việc mở cửa, phục hồi kinh tế sẽ cần thận trọng, làm từng bước. Không thể kỳ vọng đạt ngưỡng “Zero Covid-19” ngay bây giờ mà phải xác định sống chung, thích nghi với dịch. Trong thời gian tới, để hạn chế nguy cơ bùng phát dịch, Long An tiếp tục thực hiện 3 mũi giáp công, trong đó việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine Covid-19 và biện pháp 5K vẫn là ưu tiên hàng đầu.

Hiện, tỉnh Đồng Tháp không còn huyện, thành phố nào thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh khuyến khích doanh nghiệp có chiến lược, nhanh chóng khôi phục lại hoạt động từng giai đoạn sau dịch Covid-19. Đến nay, Sở Công thương Đồng Tháp cũng đã xây dựng và triển khai hướng dẫn hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo việc cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong trạng thái bình thường mới.

Theo đó, đối với các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang hoạt động thì tiếp tục duy trì hoạt động nhưng phải đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch. Các chợ đã tạm ngưng hoạt động thì các Ban quản lý chợ, các đơn vị khai thác, kinh doanh chợ phải có phương án hoạt động trở lại nhưng không quá 30% số gian hàng; ưu tiên các mặt hàng thiết yếu, hoạt động 1 buổi/ngày và phải bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch; việc hoạt động trở lại các chợ phải được UBND cấp huyện, thành phố thẩm định và kiểm soát công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Cách đây khoảng 2 tuần nhiều địa phương ở ĐBSL là điểm nóng của dịch Covid-19, từng bị Thủ tưởng Chính phủ phê bình, nhắc nhở. Tuy nhiên, đến nay cơ bản dịch ở các tỉnh, thành ở đây đã kiểm soát được dịch, nhiều địa phương đã tính tới xây dựng phương án phục hồi sản xuất sau dịch. Đây là hướng đi đúng phù hợp với chủ trương của Chính phủ chuyển trạng thái từ mục tiêu “Không có Covid” sang thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

 Hoàng Văn (tổng hợp)/https://kinhtenongthon.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại705,730
  • Tổng lượt truy cập90,769,123
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây