Học tập đạo đức HCM

Lâm Đồng: Đề xuất các giải pháp bình ổn giá thịt lợn

Thứ hai - 25/05/2020 21:33
Hiện nay, giá thịt lợn hơi trên địa bàn tỉnh rất cao, đang ở mức gần 100 ngàn đồng/kg, gây sức ép rất lớn tới người tiêu dùng. Vì vậy, sáng ngày 22/5/2020, Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức Hội nghị đề xuất các giải pháp bình ổn giá thịt lợn trên địa bàn tỉnh với sự tham gia của UBND các huyện, thành phố, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý chợ TP. Đà Lạt và huyện Đức Trọng, các Siêu thị Big C, Co.opmart, Vinmart…

Tại hội nghị, bà Hà Thị Mai Hương, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thuỷ sản tỉnh Lâm Đồng (Sở NN&PTNT) cho biết: Qua đợt dịch tả lợn Châu Phi, Lâm Đồng tiêu hủy hơn 70 ngàn con trên tổng đàn 404 ngàn con (thời điểm chưa xảy ra dịch), chiếm 17%, trong đó có 11 ngàn con lợn nái. Thiệt hại không quá lớn so với nhiều địa phương trong cả nước nhưng người bị thiệt hại hầu hết là các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ, nuôi theo hộ gia đình. Đặc biệt, do thiếu hụt nguồn cung ở các tỉnh khác, nên nguồn lợn trong tỉnh lại chuyển đi các tỉnh, gây thiếu hụt thịt lợn trong tỉnh. Ngày 05/5/2020, tỉnh Lâm Đồng công bố hết dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn toàn tỉnh. Muốn giảm giá thịt lợn cần tăng đàn, tái đàn. Tuy nhiên tái đàn hiện nay rất khó khăn do dịch vẫn tái phát ở các địa phương khác khiến người chăn nuôi lo lắng, thức ăn chăn nuôi tăng 10%, và phải áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nên chi phí chăn nuôi tăng cao. Đặc biệt, dịch tả lợn Châu Phi làm chết 30% đàn lợn nái dẫn đến nguồn lợn giống khan hiếm. Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tăng khả năng sản xuất lợn giống để cung ứng cho thị trường, nhưng phải đến cuối năm mới đủ cung cấp cho nhu cầu chăn nuôi của địa phương.


Dịch tả lợn Châu Phi làm chết 30% đàn lợn nái dẫn đến nguồn lợn giống khan hiếm

 

Ông Trần Đức Công, Phó Chủ tịch UBND huyện Di Linh cho biết: “Trong đợt dịch tả lợn Châu Phi vừa qua, huyện Di Linh phải tiêu hủy hơn 6 ngàn con lợn, trọng lượng thịt lợn bị tiêu huỷ gần 417 ngàn kg, chiếm 20% tổng đàn.  Huyện đang tích cực tái đàn nhưng nguồn vốn trong dân hạn chế, con giống khan hiếm nên tình hình tái đàn khá chậm. Hiện mới có 10 hộ tái đàn 200 con. Toàn huyện hiện còn 6 trang trại, 1.000 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ với 16.773 con. Giá lợn hơi 94 ngàn đồng/kg, móc hàm 140 ngàn đồng/kg, khâu lưu thông chỉ tăng giá khoảng 6%. Hiện nay, người nông dân rất cần nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước để đẩy nhanh tái đàn lợn trên địa bàn huyện”.

Về phía Ban Quản lý chợ Đà Lạt, đơn vị quản lý lò giết mổ tập trung cho biết: Đà Lạt  có 10 lò giết mổ lớn nhỏ, bình quân cung cấp 25 - 30 tấn thịt lợn/ngày, đối với ngày lễ, Tết là 35 tấn/ngày. Người tiêu dùng quen dùng thịt nóng nhưng lượng lợn rất hiếm, phải nhập từ các tỉnh xung quanh với giá rất cao. Hiện nay, giá lợn giống đang ở mức rất cao 3,5 triệu đồng/con (giá trước kia là 2 triệu đồng/cặp) mà rất khó mua, vì vậy khả năng tăng đàn là vô cùng khó.

Tại hội nghị, đại diện Siêu thị Vinmart cho biết: Hiện Vinmart đã nhập khẩu thịt lợn  đông lạnh bán trong hệ thống Vinmart, Vinmart+,  khách hàng dần làm quen và bắt đầu sử dụng thịt mát nên doanh nghiệp xác định sẽ tăng cường nhập lợn đông lạnh. Vinmart tiếp tục mở các cửa hàng Vinmart+ ở các khu dân cư tại thành phố Đà Lạt và huyện Đức Trọng, để cung cấp hàng hóa đạt chuẩn cho khách hàng, trong đó có thịt lợn. Đại diện Vinmart đề xuất nên có các xe đông lạnh lưu động bán thịt lợn tại các địa phương, vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa tiếp cận được với khách hàng địa phương.

Còn với Siêu thị Big C, đại diện doanh nghiệp cũng khẳng định: Big C thực hiện nhiều đợt khuyến mãi bán giá không lợi nhuận cho khách hàng. Từ ngày 24/4/2020, Siêu thị Big C nhập thịt lợn từ Ba Lan, Canada và tiêu thụ trên 6 tấn thịt/ngày. Giá thịt lợn nhập thấp hơn 30% so với thịt lợn nội địa, khoảng 120 ngàn đồng/kg, khách hàng bắt đầu làm quen với thịt mát.

Ông Bùi Thế, Phó Giám đốc Sở Công thương đánh giá, tái đàn là mấu chốt của vấn đề để tăng nguồn cung, giảm giá thịt lợn trong giai đoạn hiện nay. Quan trọng nhất là có nguồn giống đầy đủ để cung cấp cho nông dân, các trang trại. Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng găm hàng và tìm kiếm giải pháp để các trang trại cung cấp nguồn lợn đầy đủ cho lò mổ địa phương. Sở Công thương tỉnh Lâm Đồng đề nghị các Siêu thị mở rộng điểm bán thịt lợn đông lạnh tới các địa phương, tỉnh sẽ hỗ trợ để doanh nghiệp cung ứng thịt lợn rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh.

Bùi Hằng

TT Khuyến nông Lâm Đồng/ http://www.khuyennongvn.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập120
  • Hôm nay22,856
  • Tháng hiện tại890,367
  • Tổng lượt truy cập90,953,760
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây