Tuy nhiên những năm gần đây, nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn, người nuôi tôm luôn phải đối mặt với diễn biến thời tiết thất thường, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trên tôm phức tạp, chất lượng tôm giống không ổn định… ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của nghề nuôi tôm. Đứng trước thực trạng đó đã thôi thúc bản thân ông tìm tòi, học hỏi để có thể cải thiện trình độ nuôi tôm của mình, cũng như tìm được một mô hình nuôi có hiệu quả tốt, góp phần tăng thu nhập cho bản thân.
Ông Chính bắt đầu tiếp cận công nghệ biofloc từ năm 2015từ báo chí và tài liệu, đặc biệt là tài liệu của PGS.TS Hoàng Tùng về thực hành công nghệ biofloc cùng với sự hỗ trợ của cán bộ Trung tâm Khuyến nông Khánh Hòa, sự giúp đỡ kỹ thuật của công ty Mekong Tomland, ông đã mạnh dạn đầu tư lót bạt ao nuôi và thực hiện theo mô hình bán biofloc. Bước đầu mô hình bán biofloc cho kết quả rất khả quan, tất cả các vụ nuôi trong năm 2015, 2016 đều cho kết quả tốt.
Ông Chính chia sẻ một số kinh nghiệm nuôi tôm theo công nghệ bán biofloc của bản thân như sau:
1. Điều kiện trang thiết bị ao nuôi
- Với tổng diện tích là 15.000 m2 ông Chính chia thành với 3 ao nuôi (mỗi ao rộng 1.500 m2), 1 ao ương (1.000 m2), 1 ao xử lý (1.000 m2), 1 ao lắng (5.000 m2), 1 ao lắng xử lý nước thải trước khi thải ra biển rộng (5000 m2).
- Ao nuôi thiết kế kiên cố và lót bạt HDPE, xung quanh ao nuôi che chắn bằng tường và lưới sắt, có một lớp bạt cao 30 cm để ngăn cản địch hại bên ngoài.
- Mỗi ao trang bị một máy cho ăn tự động, 5 dàn quạt nước và 1 dàn tạo khí oxy đáy.
- Có hệ thống bơm nước ngầm bằng giếng nhân tạo, bể lọc ngược.
- Có khu ngâm và hệ thống bơm vi sinh bán tự động.
2. Quy trình kỹ thuật nuôi:
a. Cải tạo ao nuôi:
- Xả cạn nước
- Rửa sạch đáy ao
- Phơi đáy tiệt trùng
- Kiểm tra hệ thống quạt, máy móc, chất lượng bạt
- Bơm nước từ ao lắng qua hệ thống lọc ngược, qua túi lọc vào ao nuôi.
b. Xử lý và gây màu nước:
Nước ao nuôi được ông Chính xử lý bằng clorin với nồng độ 30 ppm. Quạt nước liên tục từ 5-8 ngày cho clorin bay hết thì tiến hành gây màu nước ao nuôi.
Gây màu nước ao nuôi bằng cách sau: Dùng 5 kg thức ăn tôm số 0, 10 kg mật đường, 500g vi sinh hiếu khí ngâm trong nước ngọt và sục khí trong vòng 24h. Sau đó đánh xuống ao vào khoảng 9 h sáng. Cứ 2 ngày đánh 1 lần cho đến khi đạt màu nước mong muốn (màu vàng nâu). Kiểm tra độ kiềm (> 90), pH (7,3-7,8); Nếu thấp có thể dùng vôi để nâng lên.
c. Chọn giống và cho ăn
Chọn tom giống ở cơ sở sản xuất uy tín. Thời gian thả giống thường vào sáng sớm. Mật độ thả nuôi từ 150 - 200 con/m2 ở ao nuôi và 500 - 700 con ở ao ương.
Giai đoạn tôm còn nhỏ từ 1 đến 30 ngày tuổi cho ăn bằng tay. Khi tôm lớn hơn 30 ngày tuổi, tiến hành cho ăn bằng máy tự động.
Hằng ngày theo dõi các yếu tố môi trường hàng ngày (ô-xy, pH, nhiệt độ, kiềm, NH4 /NO3, NO2).
d. Nuôi cấy vi sinh tạo floc
Đây là giai đoạn quan trọng trong quy trình nuôi tôm theo công nghệ bán bio-floc.
- Vi sinh và mật đường (500 g + 5 kg đường) ngâm sục khí qua đêm và đánh xuống ao vào 9 h sáng.
- Mật đường được cung cấp 3 lần/tuần, thường khoảng bằng 50% lượng thức ăn sử dụng trong tuần.
- Thông thường lượng thức ăn/ngày từ 40-50 kg/ao thì bắt đầu xuất hiện biofloc. Kiểm tra lượng biofloc: Lấy mẫu lúc 10 -11 giờ. Dùng 3 bình nón 1 lít, lấy mẫu trước quạt nước ở độ sâu 15 cm, để lắng 30 phút. Yêu cầu lương biofloc: 3-11 ml.
+ Nếu lượng biofloc < 3ml, tăng 100-200% mật đường (bổ sung tăng theo thức ăn).
+ Nếu lượng biofloc > 15ml, ngưng đánh mật đường.
Trong 60 ngày đầu, nếu mất floc, tảo có thể bùng lên. Vì thế cần nhanh chóng thay nước ao nuôi để giảm mật độ tảo. Khi cần thiết có thể dùng BKC để cắt tảo. Nếu có ao biofloc phát triển tốt thì bơm sang khoảng 10-20 cm nước để cấy biofloc cho ao gặp sự cố, rồi bổ sung mật rỉ đường, tăng số lượng giàn quạt vận hành. Trong trường hợp bọt trắng nổi đầy mặt ao và không tan thì hàm lượng các chất hòa tan trong ao đang ở mức cao, cần cắt giảm ngay khẩu phần ăn. Các sự cố môi trường, nếu có xảy ra ở tháng nuôi thứ 3 khi sinh khối của tôm nuôi lớn, chất thải hình thành trong hệ thống cũng tăng nhanh, vì thế cần hết sức lưu tâm, kiểm soát tốt hệ thống trong giai đoạn này.
Sau quá trình nuôi, ông Chính nhận thấy công nghệ nuôi tôm bán bio-floc có những ưu điểm so với nuôi tôm trong ao đất như sau:
Nuôi tôm trong ao đất |
Nuôi tôm theo công nghệ bán bio-floc |
- Hệ số thức ăn cao - Khó kiểm soát NH3 - Dịch bệnh dễ xuất hiện - Nuôi mật độ thấp, năng suất thấp - Khó cải tạo ao nuôi |
- Hệ số thức ăn thấp - Kiểm soát NH3 tốt - Dịch bệnh ít xuất hiện - Nuôi được mật độ cao, năng suất cao - Dễ cải tạo ao nuôi |
Sự thay đổi nhanh chóng của điều kiện sản xuất, tình hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn biến phức tạp đang đặt ra cho chúng ta yêu cầu phải liên tục học hỏi, đổi mới công nghệ để có thể thích ứng, tồn tại và phát triển. Nuôi tôm ứng dụng công nghệ bán biofloc mà ông Chính áp dụng cũng đang được nhiều cơ sở sản xuất tại Bạc Liêu, Bà Rịa Vũng Tàu,… và đã cho hiệu quả thiết thực. Đây chính là động lực để nhiều bà con nuôi tôm mạnh dạn lựa chọn quy trình nuôi tốt, có hiệu quả cao, gia tăng kinh tế cho bản thân, góp phần phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã