Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, chuyến vải thiều đầu tiên 20 tấn cập bến sang Nhật Bản đã tiêu thụ gần hết ngay trong ngày đầu tiên. Theo đó, vải thiều Việt Nam được người tiêu dùng đánh giá cao bởi mã đẹp, thơm ngon.
Ngày đầu mở bán ở Nhật, lô vải thiều 20 tấn của Bắc Giang được tiêu thụ gần hết.
Sau chuyến hàng đầu tiên xuất khẩu thành công sang Nhật, ngày 28/5, Công ty cổ phần New Ag Tecnologies Việt Nam (Hà Nội) thu mua 5 tấn vải thiều sớm tại xã Phúc Hòa (Tân Yên) để xuất khẩu đi thị trường Mỹ.
Toàn bộ số vải thiều này được chăm sóc theo quy trình GlobalGAP. Theo đó vải thiều có mã đẹp, cùi dày, giòn, vị ngọt thanh. Vải được cắt cuống, đóng gói tạm thời trong thùng xốp, sau đó được xử lý tại một cơ sở tại tỉnh Nam Định rồi xuất khẩu sang Mỹ.
Mới đây, ngày 29/5, Công ty cổ phần Xuất nhập Thực phẩm Toàn Cầu (Lục Ngạn) tiếp tục thu mua hơn 5 tấn vải sớm tại vùng trồng được cấp mã số để xuất khẩu sang Nhật Bản.
Vải được cắt cuống đóng trong thùng xốp rồi vận chuyển lên Công ty để sơ chế, xông hơi, khử trùng trước khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Giá thu mua tại vườn cho bà con ở mức 55.000 nđồng/kg.
Các cá nhân tham gia thu hoạch, vận chuyển sản phẩm đều tuân thủ nghiêm quy định về phòng, chống dịch như: Đeo khẩu trang, sát khuẩn tay.
Để phục vụ xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, ngay từ đầu năm 2021 Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang, các huyện Lục Ngạn, Tân Yên (Bắc Giang) đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật tập trung sản xuất vùng vải thiều với diện tích 219ha, sản lượng vải thiều ước khoảng 1.800 tấn.
Đến nay đã có 5 doanh nghiệp vào ký hợp đồng liên kết bao tiêu sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.
Vải thiều chín sớm được các điểm cân phân loại, bỏ cuống, đóng thùng ướp lạnh đưa đi các tỉnh xa tiêu thụ. Ảnh: FB
Theo UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), tính đến hết ngày 29/5/2021, toàn huyện đã có 187 tổ chức, cá nhân đăng ký 265 điểm cân thu mua vải thiều ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Con số này tăng hơn 100 điểm so với một tuần trước. Trong đó có 73 điểm cân cố định đang hoạt động.
Sản lượng vải tiêu thụ bình quân đạt hơn 500 tấn/ngày, tập trung tại các xã: Phượng Sơn, Hồng Giang, Giáp Sơn, Phì Điền, Mỹ An.
Người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) vận chuyển vải sớm đến các điểm cân, hiện giá vải dao động từ 12.000 - 32.000 đồng/kg tuỳ loại. Ảnh: FB Nguyễn Trần
Hiện giá vải chín sớm tương đối ổn định, dao động từ 12.000 - 32.000 đồng/kg, tuỳ loại. Trong đó, đáng chú ý vải sớm giống Thanh Hà ở phố Kim được cân mua với giá 23.000-32.000 đồng/kg.
Mặc dù nhiều năm nay có doanh nghiệp vào thu mua vải tận vườn, đặt hàng để xuất khẩu sang nước ngoài (đi Mỹ, Nhật, Singapore...) song sản lượng xuất khẩu còn khiêm tốn, chỉ khoảng 10 - 15%.
Ngày 30/5, trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Văn Dũng – Giám đốc HTX nông nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hồng Xuân (Lục Ngạn) cho biết, giá vải hôm nay cân tại HTX cao nhất đạt 22.000 đồng/kg.
Hiện điểm cân của HTX mỗi ngày cân hàng tấn vải thiều cho bà con xã viên. Giá vải u hồng loại trung dao động từ 16.000 – 17.000 đồng/kg, còn loại xấu nhất cũng đạt 12.000 đồng/kg.
Từ đầu vụ đến nay, HTX đã tiêu thụ được hơn 200 tấn vải chín sớm. Hầu hết vải sớm của HTX được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị BigC, Vinmart và chuyển đi các tỉnh miền Nam.
Thiên Hương/Danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố