Vừa qua, phía Nhật Bản đã ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam giám sát toàn bộ quy trình xử lý khử trùng các lô vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản thay vì phải cử chuyên gia sang. Ông đánh giá thế nào về động thái này?
- Để tăng cường xúc tiến xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản, theo chỉ đạo của Bộ NNPTNT, Cục Bảo vệ thực vật đã rất chủ động, cùng làm việc với cơ quan kiểm dịch của Nhật Bản cũng như tham tán của Nhật Bản tại Việt Nam.
Qua nhiều lần đàm phán, chúng ta đang nỗ lực để phía Nhật Bản tiếp tục mở cửa thêm cho những loại trái cây khác của Việt Nam như nhãn.
Đồng thời, với tình hình dịch Covid-19 phức tạp như hiện nay thì ủy quyền cho các chuyên gia kiểm dịch của Việt Nam thay thế cho các chuyên gia kiểm dịch của Nhật Bản, trực tiếp xử lý khử trùng lô vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản.
Hiện, phía Nhật Bản đã có văn bản chính thức đồng ý cho cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam giám sát toàn bộ quy trình khử trùng xử lý vải thiều xuất khẩu.
Yêu cầu cán bộ làm việc cả ngày lễ, ngoài giờ
Để đẩy mạnh xuất khẩu và tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch thực vật (KDTV) xuất khẩu đối với nông sản, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Phòng KDTV chủ trì, phối hợp với Phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông chuẩn bị các nội dung và triển khai việc xuất khẩu sang Nhật Bản theo đúng nội dung ủy quyền tạm thời của Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản.
Phòng An toàn thực phẩm và Môi trường hướng dẫn các phòng kiểm nghiệm thực hiện kiểm nghiệm và đảm bảo các lô vải xuất khẩu đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm của Nhật Bản.
Chi cục KDTV vùng I và V bố trí cán bộ thực hiện giám sát xử lý theo quy định và cấp giấy chứng nhận KDTV kịp thời.
Đối với các thị trường khác bố trí cán bộ làm việc cả ngày lễ và ngoài giờ để làm thủ tục KDTV nhanh chóng, thuận lợi, đặc biệt chú ý các cửa khẩu có lượng vải xuất khẩu lớn.
P.V
Cục Bảo vệ thực vật đã chuẩn bị như thế nào để việc giám sát các lô vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản được thuận lợi, thưa ông?
- Để làm được việc này, những chuyên gia kiểm dịch thực vật của Việt Nam phải nắm chắc quy định của Nhật Bản để làm sao từng bước, từng khâu đáp ứng đúng yêu cầu của phía họ đưa ra.
Bên cạnh đó, các địa phương như Hải Dương, Bắc Giang cũng rất chủ động, không chỉ hướng dẫn nông dân đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trong quy trình trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh do phía Nhật Bản đưa ra mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoàn thiện cơ sở xử lý vải thiều.
Hiện, tỉnh Hải Dương có 4 cơ sở xử lý vải thiều, Bắc Giang có 2. Qua kiểm tra, đánh giá chúng tôi thấy, các cơ sở đều đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật phía Nhật Bản đưa ra.
Thời gian tới, Cục sẽ cử chuyên gia kiểm dịch thực vật lên giám sát tại chỗ, sau khi xử lý xong sẽ cấp giấy chứng nhận, niêm phong chuyển ra sân bay xuất sang thị trường Nhật Bản.
Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu các chi cục phải bảo đảm đủ nguồn lực, bất kể lúc nào doanh nghiệp xuất khẩu cần là có cán bộ kiểm dịch túc trực cả ngày lẫn đêm.
Theo ông, việc Nhật Bản ủy quyền cho Việt Nam giám sát xử lý khử trùng vải thiều sẽ tạo ra những thuận lợi gì?
- Với việc chúng ta chủ động giám sát quy trình xử lý khử trùng vải thiều xuất khẩu sẽ giúp việc xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản đảm bảo đúng quy định, số lượng nhiều hơn nhờ chúng ta đã chủ động hoàn toàn khâu kỹ thuật, chủ động lịch trình mà không phải phụ thuộc vào chuyên gia. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể thời gian, chi phí, số lô hàng xuất khẩu.
Hiện, các doanh nghiệp đang rất hồ hởi đăng ký kế hoạch xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản với số lượng tăng đáng kể so với năm 2020, cho thấy tín hiệu thị trường rất khả quan.
Theo tôi, điều quan trọng hơn là, thông qua việc Nhật Bản chuyển giao toàn bộ quy trình giám sát xử lý khử trùng vải thiều cho Việt Nam đã khẳng định được năng lực kiểm dịch của cán bộ kiểm dịch thực vật Việt Nam, là tiền đề để tới đây và những năm tiếp theo không phải phụ thuộc và có thể mở ra cơ hội cho một số loại trái cây khác.
Xin cảm ơn ông!
Theo Khánh Nguyên
https://danviet.vn/nhat-ban-uy-quyen-cho-viet-nam-lam-mot-viec-loai-qua-tien-vua-nay-nhieu-co-hoi-rong-duong-xuat-khau-20210517173852166.htm
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã