Mô hình được thực hiện theo phương thức xã hội hóa “Nhà nước và nhân dân cùng đầu tư”. Nhà nước hỗ trợ theo chính sách quy định, cụ thể: Đối với hộ nghèo mức hỗ trợ 15.000.000 đồng; hộ cận nghèo mức hỗ trợ 12.000.000 đồng và thời gian thu hồi vốn 06 tháng sau khi bò cái đẻ lần đầu là 01 con bê con. Sau đó, bò mẹ hoàn toàn thuộc về hộ dân.
Sau hơn hai năm triển khai đến nay 100% số bò đã phối giống trong đó có 6 con mang thai từ 4 đến 6 tháng chiếm 75%, số còn lại vừa phối giống.
Ông Trần Văn Tặt cho biết: "Tôi rất thích nuôi bò nên khi nghe Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ bò, tôi liền đăng ký tham gia. Năm 2018 tôi được hỗ trợ mua con bò cái với tổng số tiền 14.000.000 đồng. Nhà nước hỗ trợ là 12.000.000 đồng, tôi đối ứng thêm 2.000.000 đồng để mua. Trong quá trình nuôi tôi nhận thấy bò mua ở Bến Tre cũng dễ chăm sóc, bò không kén cỏ, tôi đã cho phối giống đậu thai được 5 tháng, định kỳ khoảng 6 tháng thú y xã có đến chích ngừa phòng bệnh nên tôi rất an tâm, ước tính trị giá bò hiện tại khoảng 35 triệu đồng, có tài sản trong tay nên gia đình tôi đã ra khỏi hộ cận nghèo”.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, cộng tác viên khuyến nông xã Trung Ngãi cho biết: “Mô hình nuôi bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông tỉnh đầu tư cho hộ nghèo, cận nghèo tạo điều kiện cho người ta làm ăn có hiệu quả bền vững lâu dài. Tính đến nay xã đã rút sổ hộ nghèo, cận nghèo cho 8 hộ. Theo thỏa thuận ban đầu thời gian thu hồi vốn 06 tháng sau khi bò cái đẻ lần đầu là 01 con bê con phía xã sẽ phụ trách thu hồi và thỏa thuận với hộ sẽ thu tiền hoặc bò nếu hộ muốn tiếp tục mở rộng chăn nuôi bò để phát triển kinh tế gia đình.”
Ông Trần Quý Xuyên, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Vũng Liêm cho biết: “Mô hình nuôi bò sinh sản đầu tư cho những hộ nghèo, cận nghèo tương đối phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của hộ vì mô hình chỉ đầu tư một lần, hộ nghèo thường thiếu vốn nên đa số đi làm thuê trong khi con bò thời gian chăm sóc ít hơn so với con heo, con gà. Bên cạnh đó chi phí thức ăn lại thấp, dễ nuôi, hộ tận dụng được thời gian lấy công làm lời (chủ yếu bỏ công cắt cỏ), sau cùng lại bán được giá cao”.
Mô hình nuôi bò sinh sản phù hợp với người nghèo phát triển kinh tế vì mô hình chỉ đầu tư một lần, hộ nghèo có phương tiện sản xuất lâu dài, tăng thêm thu nhập. Với kết quả đạt được của mô hình đến nay xã Trung Hiếu đã có 8 hộ thoát nghèo. Mô hình được hộ dân cận nghèo trong xã đánh giá là nghề có khả năng cải thiện thu nhập của gia đình.
Thành Khải - Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long
Nguồn tin: http://www.khuyennongvn.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"
Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh
Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh