Học tập đạo đức HCM

XNK nông - lâm - thủy sản 2 tháng đầu năm ước đạt gần 11 tỷ USD

Thứ hai - 01/03/2021 04:34
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông - lâm - thủy sản 2 tháng đầu năm ước đạt gần 11 tỷ USD, xuất siêu khoảng 1,37 triệu USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2020.
rau.jpg
Kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt khoảng 610 triệu USD (tăng 14,6%).

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và PTNT, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm ước đạt gần 11 tỷ USD. Trong số đó xuất khẩu (XK) ước đạt 6,17 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm 2020; nhập khẩu (NK) ước khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 13,6%; xuất siêu khoảng 1,37 triệu USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Cụ thể, tháng 2/2021, kim ngạch XK ước đạt 2,78 tỷ USD2 , tăng 3,0% so với tháng 02/2020. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 1,35 tỷ USD, tăng 19,8% so với T2/2020; chăn nuôi ước đạt 26 triệu USD, tăng 26,9%; thủy sản ước đạt khoảng 400 triệu USD, giảm 21,4%; lâm sản chính đạt trên 1,17 tỷ USD, tăng 40,7%.

Lũy kế 2 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 6,17 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ; trong đó, nhóm giá trị XK nhóm nông sản chính đạt khoảng 3,14 tỷ USD, tăng 19,0%; nhóm chăn nuôi đạt 52 triệu USD, tăng 13,8%; thủy sản đạt trên 1,0 tỷ USD, tăng 0,7% và nhóm lâm sản chính đạt trên 2,6 tỷ USD, tăng 50,1%.

Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu cao hơn so với cùng kỳ, như: cao su, chè, hạt điều, rau quả, các sản phẩm lâm sản. Cụ thể: giá trị xuất khẩu cao su đạt khoảng 516 triệu USD (tăng 9,9%); chè đạt 29 triệu USD (tăng 11,1%); hạt điều đạt 442 triệu USD (tăng 21,5%), rau quả khoảng 610 triệu USD (tăng 14,6%); quế đạt 32 triệu USD (tăng 18,1%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 2,44 tỷ USD (tăng 51,0%); mây, tre, cói thảm đạt 128 triệu USD (tăng 43,0%).

Một số nhóm mặt hàng giảm như: cà phê đạt 474 triệu USD (giảm 15,6%), gạo đạt khoảng 352 triệu USD (giảm 18,3%), hạt tiêu ước đạt 93 triệu USD (giảm 0,9%); tôm đạt 443 triệu USD (giảm 5,7%), cá tra đạt 221 triệu USD (giảm 14,9%).

Về thị trường xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chiếm thị phần lớn nhất với kim ngạch XK đạt khoảng 2,04 tỷ USD, tăng 57,3% so với cùng kỳ và chiếm khoảng 33,05% thị phần; tiếp đến là Trung Quốc ước đạt 1,88 triệu USD, tăng 57,9% so với cùng kỳ và chiếm 30,53% thị phần; XK sang các nước ASEAN đạt 606 triệu USD, tăng 25,2%, chiếm 9,82%; EU đạt 594 triệu USD, giảm 3,1%, chiếm 9,62%; XK sang Nhật Bản đạt 573 triệu USD, tăng 15,5% và chiếm gần 9,28% thị phần; thị trường Hàn Quốc đạt kim ngạch khoảng 410 triệu USD, tăng 18,0% và chiếm 6,64% thị phần.

Bên cạnh đó, kim ngạch NK các mặt hàng NLTS 2 tháng đầu năm ước khoảng 4,81 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị NK các mặt hàng nông lâm thủy sản chính ước đạt 4,37 tỷ USD, tăng 29,6%. Hầu hết các sản phẩm đều có giá trị nhập khẩu tăng so với cùng kỳ năm ngoái, như: thuốc trừ sâu và nguyên liệu (+20,4%), thức ăn gia súc (+26,2%), nông sản chính tăng 63,4% (đặc biệt cao su tăng gấp 2,5 lần); gỗ và sản phẩm gỗ (+34,8%), thủy sản (+10,6%), chăn nuôi (+ 1,4%).

Đại diện Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết hoạch thời gian tới, về chế biến, bảo quản nông sản Bộ sẽ tiếp tục theo dõi, tổng hợp tiến độ thực hiện đầu tư các dự án lĩnh vực chế biến, bảo quản nông sản; chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Chế biến, bảo quản nông sản toàn quốc.

Và hoạt động XTTM thị trường trong nước sẽ tiếp tục theo dõi, nắm bắt và tổng hợp thông tin, số liệu về giá cả, tình hình sản xuất và nguồn cung các mặt hàng nông sản tại các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19; tổ chức triển khai kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Cuộc vân động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Về hoạt động XTTM quốc tế, thúc đẩy xuất khẩu Bộ sẽ Tổ chức Hội thảo phổ biến các vấn đề liên quan về các quy định thị trường, rào cản kỹ thuật trong các FTAs phù hợp với diễn biến dịch Covid phức tạp; triển khai các hoạt động tăng cường xuất khẩu thanh long, chanh leo từ Việt Nam tới các thị trường quốc tế. Tiếp tục tổng hợp các thông báo và cảnh báo từ các đối tác thương mại và các nước thành viên WTO, phối hợp với các đơn vị liên quan trong mạng lưới phản hồi các góp ý đối với dự thảo biện pháp SPS mới của Việt Nam đã thông báo với WTO. Xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả thực thi các cam kết về SPS trong Hiệp định SPS của WTO và các Hiệp định Thương mại tự do./.

 Thanh Tâm/kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập136
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại869,640
  • Tổng lượt truy cập90,933,033
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây