Đó là nội dung dự thảo Quy chế Quản lý điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh đang được UBND tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương và các hộ kinh doanh trước khi ban hành.
Theo đó, Quy chế Quản lý điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh (gọi tắt là Quy chế) do Sở Công thương và Văn phòng Điều phối NTM tỉnh phối hợp xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành.
Quy chế nhằm giúp người tiêu dùng biết được điểm bán và mua đúng hàng hóa là sản phẩm OCOP (đạt chuẩn và tham gia chương trình OCOP); tạo điều kiện để quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh; Quản lý chất lượng và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP hiệu quả; làm tiêu chuẩn, cơ sở để hỗ trợ các chính sách hiện hành.
Quy chế có 5 chương, 11 điều quy định khá đầy đủ về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cũng như tiêu chuẩn điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP, qui mô, chất lượng sản phẩm, hàng hóa…
Dự thảo quy chế cũng nêu rõ các quy trình đăng ký mở và vận hành điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP và công tác kiểm tra, giám sát, xử lý…
Theo đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, các chủ cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP trên toàn tỉnh đều bày tỏ sự đồng thuận, nhất trí cao với mục tiêu quy chế đề ra. Đây là cơ hội để quảng bá, xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, thương hiệu, tạo kênh phân phối riêng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP Hà Tĩnh. Các đại biểu cũng đề nghị điều chỉnh một vài điểm trong quy chế phù hợp thực tiễn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn cho rằng, các điểm, cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm OCOP phải tạo được điểm nhấn, nhận diện thương hiệu OCOP; điểm trưng bày sản phẩm OCOP trong cùng 1 cửa hàng phải là riêng biệt, không trộn lẫn với các sản phẩm khác. Đặc biệt, các sản phẩm OCOP phải được thể hiện bằng chất lượng..
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng lưu ý việc kết nối quyền lợi giữa người sản xuất với điểm bán hàng, cơ sở thương mại; tập trung vào sản xuất kinh doanh, lấy thị trường làm nguyên tắc điều phối, là yếu tố quyết định.
Được biết, sau hơn 2 năm triển khai Chương trình OCOP, Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả bước đầu. Đến nay, toàn tỉnh đã có trên 140 sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất đăng ký tham gia Chương trình; trong đó có 72 sản phẩm được đánh giá đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Việc xây dựng và tiến tới ban hành Quy chế Quy chế Quản lý điểm giới thiệu, bán sản phẩm tham gia Chương trình OCOP tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng lòng mong đợi của các cơ sở kinh doanh cũng như người sản xuất. Hy vọng việc ban hành quy chế này sẽ là “đòn bẩy” kích cầu hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, gia tăng giá trị sản phẩm OCOP.
Theo Kiều Thanh/thoivietbao.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025