Bỏ thu nhập cao, khi đang làm việc cho một doanh nghiệp Hàn Quốc để về quê vực dậy nghề làm mắm truyền thống, quyết làm giàu cho quê hương, tiếp chúng tôi, anh Ngô Trung Trực, Giám đốc HTX Thiên Phú bày tỏ nỗi lòng từ thủa cơ hàn lập nghiệp cho biết: “Nước mắm truyền thống là linh hồn trong các món ăn, huyện Nghi Xuân lại là nơi có điều kiện tuyệt vời để làm ra các sản phẩm như mắm tôm, mắm tép, nước mắm. Nhiều đời nay, bà con mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm bình dân. Để nâng tầm giá trị, phải tìm cách đưa nước mắm đến gần hơn với người tiêu dùng qua thương hiệu của sản phẩm”.
HTX Thiên Phú “khởi nghiệp” từ năm 2015, vừa ra mắt chưa được bao lâu thì gặp “sự cố” môi trường biển miền Trung. “Dậm chân tại chỗ” ròng rã 2 năm trời, năm 2017, HTX mới ra mắt thị trường sản phẩm “đầu tay”. Anh Trực nói: “Đó là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với chúng tôi, nhưng nhờ vậy, HTX có điều kiện chuẩn bị tốt “đứa con đầu lòng” của mình về ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) và kinh nghiệm sản xuất. Từ kỹ thuật chế biến, hệ thống năng lượng mặt trời, đến máy móc, trang thiết bị… đầu tư ngót nghét hơn 3,5 tỷ đồng”.
Tháng 3/2018, khi được tỉnh chọn là 1 trong 6 sản phẩm đại diện cho Hà Tĩnh tham gia chương trình OCOP thì tình hình sản xuất, kinh doanh của HTX khởi sắc hẳn. “Tôi thấy vừa mừng, vừa lo” – anh Trực nói. Được sự ủng hộ của chính quyền địa phương và tư vấn của Văn phòng Điều phối Nông thôn mới của tỉnh Hà Tĩnh, HTX được tiếp thêm sự tự tin “như một làn gió mới” vào sản phẩm của mình.
Nếu như trước đây, nước mắm Lạch Kèn chỉ dừng lại ở sự “nổi tiếng” trong phạm vi xã, huyện và chỉ tiêu thụ ở mức độ khiêm tốn, thì nay nước mắm Lạch Kèn đã vươn xa ra thị trường với hơn 50 cơ sở, đại lý trong và ngoài tỉnh. Tiêu thụ hơn 50.000 lít nước mắm mỗi năm, trở thành sản phẩm tiêu biểu “3 sao” của sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh.
Để có được hương vị thơm ngon, theo anh Trực “cá cơm làm nguyên liệu phải được lựa chọn kỹ càng, không lựa chọn những con không tươi hay quá nhỏ bởi đây là yếu tố chính quyết định đến chất lượng và sản lượng nước mắm. Sau đó, cá sẽ được tiến hành ướp theo công thức 3 cá – 1 muối”. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, HTX Thiên Phú đã áp dụng công nghệ muối nước mắm bằng năng lượng mặt trời. Khi chín, nước mắm sẽ được “làm sạch” bằng hệ thống thanh trùng hiện đại và đóng gói đúng quy trình. Nhờ vậy, vừa tiết kiệm được thời gian ủ, vừa tăng năng suất cho sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Hồng Khoan – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nghi Xuân thì, nước mắm Lạch Kèn vừa có thương hiệu vừa có mẫu mã đẹp nên được nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng và thích hợp làm quà biếu. Đặc biệt, chỉ cần quét mã vạch, người tiêu dùng sẽ nắm đầy đủ thông tin về sản phẩm nên càng an tâm, tin tưởng.
Như một làn gió mới – Chương trình OCOP đã giúp HTX Thiên Phú phát huy được sự sáng tạo trong quá trình sản xuất, là cầu nối kết nối thị trường trong và ngoài tỉnh, đồng thời, cũng là bệ đỡ cho sản phẩm nước mắm vươn xa hơn thị trường truyền thống lâu nay.
“Nước mắm truyền thống là linh hồn trong các món ăn, huyện Nghi Xuân lại là nơi có điều kiện tuyệt vời để làm ra các sản phẩm như mắm tôm, mắm tép, nước mắm. Nhiều đời nay, bà con mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm bình dân. Để nâng tầm giá trị, phải tìm cách đưa nước mắm đến gần hơn với người tiêu dùng qua thương hiệu của sản phẩm”.
Anh Ngô Trung Trực Giám đốc HTX Thiên Phú.
Theo Bảo Trung/langmoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã