Trả lời:
Với triệu chứng trên có thể chẩn đoán dê bị mắc bệnh viêm phổi. Bệnh thường xuyên xảy ra khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh ẩm (cuối thu sang đông) như hiện nay hoặc từ lạnh sang nóng ẩm (cuối xuân sang hè). Bệnh thường xuyên xảy ra ở dê, cừu non, làm chết với tỷ lệ cao, gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Dê trưởng thành bị bệnh mãn tính kéo dài, gầy yếu dần, ho thở ngày một nặng và thường chết sau 30 - 45 ngày vì xung hô hấp.
Nguyên nhân: Bệnh gây ra do vi khuẩn nhiễm phổi kết hợp với các tạp khuẩn khác có sẵn trong đường hô hấp của dê. Vi khuẩn từ dê bệnh được thải ra môi trường theo dịch chảy ra từ mũi, miệng của chúng.
Điều trị như sau: Dùng phối hợp hai kháng sinh là Tiamulin, dùng liều 1 ml cho thể trọng, dùng liên tục trong 5 - 6 ngày + Oxytetracylin có thể dùng loại chậm hoặc nhanh với liều 30 mg/1 kg thể trọng dê, dùng thuốc liên tục trong 5 - 6 ngày. Chú ý: Hai kháng sinh trên không được tiêm chung một ống tiêm vì sẽ làm kết tủa thuốc. Cùng với đó dùng các loại thuốc trợ sức: Vitamin B2, Vitamin C và cafein cho dê.
Phòng bệnh: Phát hiện sớm dê ốm để cách ly và điều trị kịp thời. Giữ chuồng trại khô sạch, kín ẩm mùa đông và thoáng mát mùa hè. Chăm sóc cho ăn uống đầy đủ, quản lý tốt đàn dê. Tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh cho dê.
ThS Nguyễn Ngọc Đức
ĐT: 0916 965 688
Email: nguyenngocduc688@gmail.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã