Trả lời:
Theo như mô tả, trâu bị mắc bệnh ghẻ, con ghẻ đục khoét tạo thành rãnh nhỏ nối đám mụn nước với nhau. Các con cái ghẻ đều ký sinh trên biểu bì của da trâu để đẻ trứng bám vào gốc lông. Các đám ghẻ thường tập trung ở chỗ da mỏng như rìa tai, nách, bẹn, quanh vú. Trâu bị ghẻ do ngứa ngáy nên luôn cọ vào các vật cứng như gốc cây, cọc chuồng, tường... làm cho da bị xây xát, bật máu. Từ đó tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng dưới da, tạo thành các vết lở loét, trụi lông. Bệnh lây qua đường tiếp xúc cơ học giữa con vật mắc bệnh và con khác. Có thể dùng một trong các phương pháp sau để điều trị bệnh: Dùng mỡ lưu huỳnh, mỡ dipterex bôi vào; Bôi dầu madut; Xịt các thuốc trị ghẻ ngày 1 lần trong 5 - 7 ngày. Chú ý không bôi một lần toàn thân trâu vì thuốc có thể làm ngộ độc trâu.
Phòng bệnh: Thường xuyên tẩy uế, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại. Phát hiện kịp thời trâu bị ghẻ để cách ly và điều trị kịp thời. Cần dùng thuốc làm 2 đợt. Đợt đầu 5 - 7 ngày cho đến khi thấy trâu hết mẩn ngứa, các mụn ghẻ đóng vẩy khô. Đợt hai sau đó 10 ngày lại dùng một lần nữa, kéo dài 3 - 5 ngày để diệt ấu trùng của ghẻ và trứng ghẻ.
ThS Nguyễn Ngọc Đức
ĐT: 0916 965 688
Email: nguyenngocduc688@gmail.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã