Khi nhiệt độ ngoài trời lên đến 35 - 360C hoặc cao hơn thì nhiệt độ không khí trong chuồng nuôi hoặc trong xe vận chuyển gia cầm có thể lên đến 38 - 400C, đây chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hiện tượng cảm nóng và chết nóng ở gia cầm.
Chuồng trại ngột ngạt, độ ẩm cao, nền chuồng ướt, nhiễm khí độc CO2, H2S, NH3 do thiếu các thiết bị thông gió.
Mật độ gia cầm đông, không đủ máng ăn, máng uống và thiếu nước uống cũng như thức ăn giàu đạm, giàu năng lượng (> 3.300 Kcal) đều là các yếu tố thúc đẩy tỷ lệ gia cầm chết nóng.
Tất cả các loài gia cầm, ở tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, bệnh dễ xảy ra ở những giống siêu thịt, đặc biệt là gà, vịt, ngan và những cá thể quá béo.
Gia cầm mệt lả, khát nước, bỏ ăn;
Há mồm thở dốc, nhịp tim, nhịp thở đều tăng;
Hai cánh sã, thả tự do, lúc đầu nách cánh mở rộng cách xa thân để tỏa được nhiều nhiệt ra khỏi cơ thể, sau đó thu hẹp dần rồi buông thõng do quá mệt;
Dáng đi không vững, run rẩy, co giật;
Thân nhiệt tăng cao trên 440C rồi chết.
Giảm ngay mật độ gia cầm trong chuồng nuôi.
Khẩn trương thông thoáng chuồng trại hoặc thả gia cầm ra nơi thoáng mát, có bóng râm.
Dừng ngay việc vận chuyển và cho gia cầm nghỉ trong bóng râm.
Cho gia cầm uống đủ nước, trong đó phải có 1,5 g Super - vitamin hoặc Doxyvit Thái kết hợp với 0,05 g Vitamin C 99% và 1,5 g T. Cúm gia súc hoặc Anti - Gum, tất cả được pha vào 1 lít nước cho gia cầm uống tự do, chúng sẽ nhanh chóng hồi phục và trở lại bình thường.
Đối với gia cầm được vận chuyển đi xa, phải có xe chuyên dụng để vận chuyển gia cầm, nhưng nên tránh vận chuyển vào giờ nóng cao điểm.
Trước khi vận chuyển cho gia cầm ăn ít, nhưng đảm bảo uống đủ nước, trong 1 lít nước uống nên pha 1 g T. Colivit; 1 g Super - Vitamin hoặc Doxyvit. Thái: 0,05 g Vitamin C 99% và 1 g T. Cúm gia súc hoặc Anti - Gum, trong thời gian vận chuyển đường dài phải cho gia cầm nghỉ giải lao và được uống nước nêu trên.
Đối với gia cầm nuôi trong chuồng cần đảm bảo chuồng trại có đủ điều kiện chống nóng (thiế kế 2 mái). Có hệ thống quạt gió thông khí, giảm tối đa độ ẩm trong chuồng nuôi vào những ngày nóng nực, đặc biệt không được để chất độn chuồng bị ướt, hạn chế khí độc CO2, H2S, NH3.
Đảm bảo mật độ nuôi theo giống, lứa tuổi gia cầm một cách phù hợp.
Trong quá trình nuôi, cần chú ý thức ăn phải đủ chất, nước uống đảm bảo đủ và sạch, gia cầm được uống tự do.
Theo PGS.TS Lê Văn Năm/nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã