Học tập đạo đức HCM

Xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới

Thứ ba - 24/01/2017 22:41
Trong triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), văn hóa được coi là tiêu chí vừa khó nhưng cũng vừa dễ thực hiện. Không cần quá nhiều kinh phí, nhưng tiêu chí này vẫn có thể đạt kết quả cao nếu làm tốt công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận để cán bộ, nhân dân hiểu và tích cực tham gia.
 
Chuyển biến trong nếp sống văn hóa

Ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, nghĩa trang nhân dân được quy hoạch khang trang, có tường bao bảo vệ. Tất cả các ngôi mộ ở đây đều được xây theo kích thước, kiểu dáng chung nên khá quy củ. Bí thư Đảng ủy xã Liệp Tuyết Kiều Văn Chính cho biết, đây là một trong những hiệu quả từ công tác dồn điền đổi thửa. Nhân cơ hội này, địa phương đã vận động nhân dân di chuyển hàng nghìn mồ mả nằm trên các xứ đồng về nghĩa trang. Bí thư Đảng ủy xã Kiều Văn Chính cho rằng, đó là một kỳ thành công của địa phương bởi trước đây, mộ nằm rải rác trên các xứ đồng, vừa mất mỹ quan, vừa gây cản trở khi đưa máy móc vào sản xuất. 

Tốc độ đô thị hóa nhanh cũng tác động đến văn hóa tại các vùng nông thôn. Tuy nhiên, tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, bà con vẫn gìn giữ được những nét đẹp trong văn hóa truyền thống. Ngày giáp Tết, nhà văn hóa các thôn lại âm vang tiếng cồng chiêng. Các bà, các mẹ đã chuẩn bị các món ẩm thực truyền thống như nem thính gác bếp, bánh ốc, bánh chéo kheo... đón Tết. Chủ tịch UBND xã Đinh Công Tuân cho hay, từ khi địa phương triển khai xây dựng NTM, đời sống nhân dân trong thôn đã có những thay đổi quan trọng: 7/7 thôn đều xây dựng được nhà văn hóa và đạt danh hiệu làng văn hóa; đặc biệt nét văn hóa cồng chiêng một thời gian đã vắng bóng trên bản Mường thì đến nay đã được khôi phục ở hầu hết các thôn, là món ăn tinh thần đặc sắc cho nhân dân… 

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Chương trình 02-CTr/TU, năm qua tiêu chí văn hóa ở nhiều xã trên địa bàn thành phố đạt kết quả cao. Toàn thành phố có 339/386 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí văn hóa; 53 xã còn lại chưa đạt là do tiêu chí văn hóa ở các xã chỉ được công nhận 5 năm một lần nên đến hết năm 2016 phải đề nghị công nhận lại.

Khó mà không khó...

Nói về kinh nghiệm, Bí thư Đảng ủy xã Liệp Tuyết Kiều Văn Chính cho rằng, thực hiện tiêu chí văn hóa ở cơ sở vừa dễ lại vừa khó. Ví như việc vận động nhân dân di dời mồ mả về nghĩa trang, khi mới triển khai người dân phản đối gay gắt vì liên quan đến tâm linh. Để người dân thực hiện, cán bộ, đảng viên trong xã đã gương mẫu làm trước. “Chúng tôi vận động gia đình, họ hàng di chuyển trước. Để giải quyết vấn đề tâm linh, nghĩa trang của xã được chia thành từng khu, có nhiều hướng để gia đình nào cũng chọn được hướng phù hợp. Nhờ vậy, nghĩa trang được bố trí quy củ, gọn gàng và người dân hài lòng” - ông Chính cho biết. 

Còn theo Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn: Hiện nay, ở một số việc, ý thức của người dân chưa cao. Nhiều nơi đã có quy hoạch điểm đổ rác nhưng dân vẫn “tiện đâu vứt đó”; đám cưới vẫn còn có nơi mở nhạc lớn; đám tang còn ăn uống… là những điều chưa đẹp nên cần phải nâng cao nếp sống văn minh cho người dân ngay từ trong nhận thức. Thực tế, văn hóa sống của mỗi công dân không thể do chính quyền làm thay, làm hộ mà phải là ý thức của từng hộ dân. Để làm tốt việc này, không còn cách nào khác là chính quyền các địa phương phải tăng cường tuyên truyền, vận động, nhắc nhở để nhân dân hiểu và chấp hành. Huyện sẽ quyết liệt chỉ đạo, vận động và cũng mong muốn người dân cùng chung sức để tạo chuyển biến trong văn hóa nông thôn. 

Xây dựng NTM, văn hóa giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Ông Lê Thiết Cương, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội cho rằng, nếu như các tiêu chí về hạ tầng cần kinh phí lớn mới làm được thì các tiêu chí liên quan đến văn hóa không cần nhiều kinh phí và thu được hiệu quả cao nếu biết cách làm và biết vận động nhân dân hưởng ứng. Ví như việc quy tụ mồ mả về nghĩa trang tập trung vừa tạo nét đẹp trong văn hóa, trong môi trường, vừa tạo điều kiện tốt nhất để thúc đẩy sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn. Kinh nghiệm ở Liệp Tuyết là bài học hay để các địa phương khác trên địa bàn thành phố học tập.

Theo Nguyễn Mai/hanoimoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập395
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại738,255
  • Tổng lượt truy cập90,801,648
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây