Học tập đạo đức HCM

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh: Đỡ đầu nông thôn mới

Thứ tư - 08/08/2018 03:33
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, Hà Tĩnh đang có bước tiến ngoạn mục để dần thoát ra khỏi cái bóng là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước.

Nếu như sản xuất công nghiệp của mảnh đất khúc ruột miền Trung liên tục tăng trưởng ở nhóm đầu cả nước, thì khu vực nông nghiệp nông thôn cũng đang khoác lên màu áo mới nhờ thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Những làng quê trước kia có tỷ lệ hộ nghèo thuộc nhóm cao nhất cả nước, thì nay đang dần trở thành những miền đất trù phú, đáng sống, với nhiều mô hình kiểu mẫu được các địa phương khác tìm đến và học tập.

Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tham dự chương trình trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng 5 nhà “Mái ấm tình thương” cho các hộ nghèo, gia đình chính sách tại xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà, do Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương phối hợp với NHNN Chi nhánh Hà Tĩnh thực hiện tháng 4/2018

Từ “chảo lửa, túi mưa” thành miền quê trù phú

Qua hơn 7 năm xây dựng NTM, Hà Tĩnh đã vượt lên trở thành điểm sáng của cả nước. Với cách làm hay, sáng tạo, độc đáo, Hà Tĩnh đi đầu trong thực hiện tiêu chí thứ 20 về khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu, đánh dấu bước ngoặt trong xây dựng NTM.

Việc phát triển kinh tế hộ, trang trại, vườn mẫu… không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho hàng nghìn hộ mà còn nâng cao ý thức người dân trong việc xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp. Từ cuộc vận động từng hộ gia đình xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu nay đã trở thành phong trào trong mỗi người, mỗi nhà, biến những làng quê thành nơi trù phú, đáng sống.

7 năm của hành trình xây dựng NTM đặt ra nhiều vấn đề với một tỉnh có xuất phát điểm thấp về kinh tế. Làm sao để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; nhân dân đồng thuận với quyết tâm nỗ lực cao; làm sao để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân...

Tất cả những bài toán đó sẽ khó giải quyết nếu thiếu nguồn lực dẫn đầu và kết nối người dân với chính quyền, cũng như huy động sức dân để phát triển kinh tế nông thôn. Nhận thấy nhiệm vụ và cũng là cơ hội để cùng nhau phát triển, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã vào cuộc kịp thời.

Ông Lê Đức Tuấn, Phó giám đốc NHNN chi nhánh Hà Tĩnh cho biết, ngay từ những ngày đầu cả tỉnh phát động phong trào xây dựng NTM, ngành Ngân hàng cũng đã sớm xác định nhiệm vụ chính trị của mình là ưu tiên nguồn vốn để đầu tư tín dụng đối với các xã xây dựng NTM, đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Nguồn vốn của ngành Ngân hàng đã góp phần giúp các xã về đích xây dựng NTM đúng lộ trình.

Thực hiện chỉ đạo của NHNN tỉnh, các TCTD trên địa bàn đã tích cực tiếp cận khách hàng có nhu cầu, hướng dẫn khách hàng hồ sơ, thủ tục cần thiết để vay vốn hỗ trợ lãi suất. Thực tế, từ khoản hỗ trợ lãi suất không lớn, nhưng đã giúp người dân tiết kiệm chi phí, khuyến khích người dân huy động được nguồn lực rất lớn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra những mô hình sản xuất nông nghiệp bài bản, quy mô, dần hạn chế cách làm manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Bên cạnh đó, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh còn tham gia các hoạt động tài trợ, đỡ đầu trong xây dựng NTM, đô thị văn minh; cũng như các hoạt động an sinh xã hội.

Sơ kết 3 năm (2016-2018) thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM của ngành Ngân hàng Hà Tĩnh, ông Lê Đức Tuấn vui mừng cho biết, các kết quả mà ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã làm được để góp phần thay đổi mạnh mẽ diện mạo nông thôn của tỉnh.

Theo đó, trong cho vay đã tập trung vốn vào các nhóm khách hàng ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ và chỉ đạo của tỉnh, các TCTD ưu tiên nguồn vốn để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM, đặc biệt là các chương trình tín dụng nhằm xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Cụ thể dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đến 30/6/2018 đạt 25.161 tỷ đồng, chiếm 62% tổng dư nợ, tăng hơn 1,6 lần so với năm 2015, bình quân hằng năm tăng khoảng 20%, cao hơn mức tăng dư nợ bình quân của toàn địa bàn.

Xuất phát từ thực tiễn là vùng quê “chảo lửa, túi mưa”, thường xuyên chịu tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, cuộc sống người dân thiếu thốn đủ bề, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh cũng đi đầu trong các chương trình tín dụng chính sách để đáp ứng tất cả các nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt cũng như sinh kế của người dân.

Điển hình là cho vay hộ nghèo 711 tỷ đồng; cho vay hộ cận nghèo 1.018 tỷ đồng; cho vay hộ mới thoát nghèo 734 tỷ đồng; cho vay học sinh, sinh viên 283 tỷ đồng; cho vay giải quyết việc làm 106 tỷ đồng; cho vay xuất khẩu lao động 7,13 tỷ đồng; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường 535 tỷ đồng; cho vay sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn 781 tỷ đồng; cho vay thương nhân vùng khó khăn 3,13 tỷ đồng; cho vay xây chòi tránh lũ, lụt 768 triệu đồng…

Tiếp tục cuộc hành trình bền bỉ, lâu dài

Không chỉ hướng tới tầm nhìn dài hạn thông qua cho vay để phát triển kinh tế, công tác tài trợ và an sinh xã hội cũng được ngành Ngân hàng Hà Tĩnh hết sức chú trọng để gấp rút hỗ trợ các gia đình khó khăn, gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó…

Đặc biệt, NHNN tỉnh và 4 NHTMCP (NH Ngoại thương Bắc Hà Tĩnh, NH Bắc Á, NH Đông Nam Á và NH Quân đội) được UBND tỉnh chấp thuận giao đỡ đầu, tài trợ xã Thạch Hội, huyện Thạch Hà xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Đến nay, tổng giá trị các hoạt động đỡ đầu, an sinh xã hội đã thực hiện tại xã Thạch Hội là 380 triệu đồng.

Thực hiện chương trình an sinh xã hội năm 2017-2018, trong tháng 4/2018, Công đoàn Cơ quan NHNN Trung ương phối hợp với NHNN tỉnh Hà Tĩnh tổ chức chương trình trao tặng kinh phí hỗ trợ xây dựng 5 nhà “Mái ấm tình thương” trị giá 210 triệu đồng, trao 20 suất quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách trị giá 35 triệu đồng tại xã Thạch Hội và trao tặng 50 triệu đồng vào quỹ khuyến học huyện Thạch Hà.

Tổng giá trị các hoạt động an sinh xã hội của ngành Ngân hàng Hà Tĩnh từ năm 2016 đến tháng 6/2018 là 160,3 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ bà con bị lũ lụt 3,39 tỷ đồng; BIDV Hà Tĩnh tài trợ xây dựng trạm y tế Yên Lộc 2,6 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh bàn giao 4 trường học trị giá 20 tỷ đồng và trao tặng 132 con bò giống cho 16 huyện, thị trong tỉnh trị giá 1,32 tỷ đồng; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh tặng hơn 1.000 suất quà trị giá 550 triệu đồng, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Hà Tĩnh tặng 400 suất quà trị giá 300 triệu đồng, Ngân hàng Á Châu tặng 200 suất quà trị giá 225 triệu đồng…

Có thể nói trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, ngành Ngân hàng là một trong số ít ngành đã huy động thành công sự vào cuộc của tất cả các cấp để tham gia tích cực chương trình xây dựng NTM. Nhờ đó, các ngân hàng đỡ đầu các xã xây dựng NTM về đích đúng lộ trình. Các ngân hàng đã và đang đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh. Cụ thể từ năm 2016 đến nay các ngân hàng đã tài trợ, đỡ đầu xây dựng NTM đạt 56,94 tỷ đồng.

Không bằng lòng với kết quả đã đạt được, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh xác định chương trình xây dựng NTM sẽ còn gian khổ, lâu dài, để hình ảnh những miền quê trù phú sẽ nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, thay đổi diện mạo mảnh đất khúc ruột miền Trung thân thương này. Hà Tĩnh ngày nay đang dần thoát khỏi cái bóng tỉnh nghèo kém phát triển. Tuy nhiên công việc còn dài ở phía trước để nông thôn Hà Tĩnh hoàn toàn lột xác, chuyển mình.

Trước tầm nhìn và kế hoạch dài hạn đó, Ban lãnh đạo NHNN chi nhánh Hà Tĩnh luôn trăn trở về các nút thắt đối với dòng chảy tín dụng trên địa bàn tỉnh, khi mà sản xuất nông nghiệp vẫn đối mặt không ít rủi ro do thiên tai, khó khăn về tiêu thụ, về giá cả chăn nuôi giảm thấp, kéo dài...

Điển hình như năm 2017 thị trường ngành chăn nuôi lao dốc, diễn biến phức tạp, giá lợn hơi thương phẩm giảm sâu. Các công ty chăn nuôi trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, càng sản xuất, càng thua lỗ dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ vay ngân hàng, đến đầu năm 2018 giá lợn hơi mới có dấu hiệu khởi sắc.

Trong khi đó, năng lực sản xuất, khả năng tài chính hạn chế cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp. Vai trò của các hợp tác xã, doanh nghiệp tại địa phương trong việc phát triển kinh tế còn hạn chế, tính liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn thiếu chặt chẽ, chưa có nhiều mô hình sản xuất liên kết, ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả, dẫn đến các tổ chức tín dụng rất khó khăn trong việc kiểm soát dòng tiền của khách hàng gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả đầu tư của các tổ chức tín dụng.

Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp, các ngân hàng trên địa bàn luôn sẵn sàng cùng đồng hành, chia sẻ; không ngừng chú trọng cải tiến quy trình hoạt động, mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, đặc biệt là đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn. Có như vậy đồng vốn ngân hàng mới thực sự đi sâu vào cuộc sống để phát huy hiệu quả lâu dài, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn Hà Tĩnh ngày một tươi đẹp, trù phú và đáng sống hơn.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập327
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm321
  • Hôm nay34,147
  • Tháng hiện tại212,714
  • Tổng lượt truy cập90,276,107
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây